Hotline: 0969771256

Xơ gan: Nỗi ám ảnh thầm lặng và những điều cần biết

Ngày 05 Tháng 07 Năm 2024

Gần đây, tỷ lệ người mắc các bệnh lý gan, đặc biệt là xơ gan, đang gia tăng đáng kể tại Việt Nam. Vậy xơ gan là gì? Triệu chứng ra sao? Nên điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết nhất. 

Xơ gan là gì? 

Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. 

bệnh xơ gan

Triệu chứng xơ gan

Triệu chứng xơ gan biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn: 

Giai đoạn đầu

Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như: Mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn, buồn nôn, sốt nhẹ, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Giai đoạn tiến triển

- Triệu chứng rõ ràng hơn: Vàng da, vàng mắt, ngứa da, sạm da, dễ bầm tím và chảy máu.

- Biểu hiện trên da: Lòng bàn tay đỏ (bàn tay son), nốt sao mạch.

- Sưng (phù) ở cẳng chân, bàn chân, mắt cá chân, cổ trướng 

- Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.

- Lú lẫn, giảm trí nhớ, thay đổi tính cách.

- Xuất huyết: Đi ngoài ra máu, ói ra máu.

- Giảm ham muốn tình dục

Nên điều trị bệnh xơ gan như thế nào để đạt hiệu quả tốt? 

Để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị xơ gan, cần thực hiện song song hai biện pháp: loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và kiểm soát các biến chứng đi kèm.

Điều trị nguyên nhân

- Loại bỏ tác nhân gây hại: Cai rượu, điều trị viêm gan siêu vi B, C.

- Giảm cân, kiểm soát tiểu đường 

- Sử dụng thuốc điều trị các nguyên nhân khác.

Điều trị biến chứng

Trường hợp xơ gan đã phát triển các biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị cụ thể tùy vào loại biến chứng và mức độ nghiêm trọng của chúng.

1. Cổ trướng và phù

- Chế độ ăn: Hạn chế muối (natri) để giảm tích tụ dịch.

- Thuốc: Sử dụng thuốc lợi tiểu giúp cơ thể bài tiết bớt nước.

- Truyền albumin

- Trong trường hợp nặng, có thể cần dẫn lưu dịch ổ bụng hoặc giảm áp lực tĩnh mạch cửa bằng kỹ thuật nối tĩnh mạch cửa gan và tĩnh mạch chủ trên.

2. Tăng áp tĩnh mạch cửa

- Thuốc: Sử dụng thuốc huyết áp để kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa.

- Nội soi: Thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên định kỳ để phát hiện và xử lý các tĩnh mạch giãn ở thực quản hoặc dạ dày 

3. Nhiễm trùng

- Thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị nhiễm trùng khác theo chỉ định của bác sĩ.

- Tiêm phòng: Bổ sung các mũi tiêm phòng cúm, viêm phổi, viêm gan siêu vi A và B để tăng cường sức đề kháng.

Ngoài những phương pháp điều trị xơ gan được đề cập ở trên, bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm hỗ trợ như PQA Thanh Can Mộc. Đây là dược phẩm thảo dược giúp bổ gan, tăng cường chức năng gan cho người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan.

pqa thanh can mộc

Thông qua bài viết trên đây về bệnh xơ gan, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức sức khỏe quý giá, từ đó chủ động bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Nguồn: https://tamanhhospital.vn/xo-gan/

 

Tin tức liên quan