Hotline: 0969771256

Vì sao trẻ bị chảy máu cam?

Ngày 24 Tháng 06 Năm 2024

1. Chảy máu cam ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị cảy máu cam

1.a - Chảy máu cam là gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi máu chảy ra từ mũi của bạn do các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương. Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu mũi trong đời. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi bạn đè lên mũi, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.

1.b - Vì sao trẻ bị chảy máu cam?

Bé yêu của bạn ngày càng lớn khôn và không thể tránh được tính cách khám phá và tinh nghịch của bé. Nên vấn đề trẻ bị chảy máu cam có thể do một tác động vô tình hoặc do bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu mũi như mạch máu quá nhạy cảm và mong manh, do đó chúng có thể vỡ khi thời tiết hanh khô. Bên cạnh nguyên nhân này, còn có một số lý do khác như:

1. Trẻ ngoáy mũi

2. Trẻ vô tình cào vào bên trong mũi

3. Trẻ nhét dị vật vào mũi

4. Thời tiết hanh khô

5. Trẻ cọ xát vào mũi

6. Trẻ ở dưới ánh mặt trời quá lâu

7. Trẻ bị va chạm mạnh ở mũi khi chơi đùa hoặc chạy nhảy xung quanh

8. Trẻ hắt hơi mạnh và nhiều lần

9. Trẻ xì mũi quá mạnh

1.c - Tại sao phải điều trị chảy máu cam càng sớm càng tốt

Phần lớn mọi người đều chủ quan, đưa ra những lý do biện hộ cho bệnh lý của mình, dần dần quên đi sự nguy hiểm của bệnh mà không biết rằng, tất cả những dấu hiệu nhỏ đó giống như “Một que diêm nhỏ ném vào đống rơm khô”. Nó chỉ là một triệu chứng nhỏ nhưng có thể khiến bệnh chảy máu cam bùng phát ngay lập tức.

Đừng bao giờ tự nhủ hay có suy nghĩ rằng: 

- Chắc bé nhà mình lại nghịch ngợm va vào đâu rồi...?

- Chắc con mình hay ngoáy mũi nên bị chảy máu cam?

- Chắc uống nhiều kháng sinh quá nên bé bị chảy máu cam?

- Lại ngoáy mũi rồi con ơi?

Và nhiều những suy nghĩ biện minh khác. Khi có dấu hiệu chảy máu cam hãy tìm hiểu thật kỹ và theo dõi những biểu hiện và cần phải có biện pháp điều trị ngay cho bé nhà bạn.

Theo Thánh y Hải thượng lãn ông đã khẳng định:

“Bức huyết vọng hành” – Tức là khi “nhiệt trong cơ thể” lên cao độ, sẽ làm cho mạch máu vỡ ra, gây hiện tượng xuất huyết, gây chảy máu cam, ho ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

Vậy “Tích nhiệt ở đâu, gây bệnh ở đó” là gì?

– Nhiệt tích nhiều ở phế: sẽ gây hiện tượng chảy máu cam.

– Nhiệt tích nhiều ở gan: sẽ gây hiện tượng nổi mẩn ngứa, mề đay, dị ứng, hoặc men gan cao. Nặng có thể là bệnh huyết áp cao

– Nhiệt tích nhiều ở tỳ, vị: sẽ gây hiện tượng nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, hôi miệng. Ví dụ, bệnh nhân bị đau dạ dày lâu năm thường hay kèm nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, hơi thở có mùi khó chịu.

– Nhiệt tích nhiều ở tâm: sẽ gây hiện tượng tim hồi hộp, đánh trông ngực, mất ngủ, khó vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, không ngon giấc.

– Nhiệt tích nhiều ở đại tràng: sẽ gây bệnh táo bón. Nặng hơn là gây chảy máu đại tràng (Hiện tượng tiên báo trước của bệnh Trĩ).

– Nhiệt tích nhiều ở thận: bệnh nhân thấy bứt rứt, nóng trong người, nước tiểu vàng đỏ, hay vã mồ hôi…

Tin tức liên quan