Hotline: 0969771256

Tăng huyết áp theo y học cổ truyền

Ngày 24 Tháng 06 Năm 2024

Đại cương về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền Tăng huyết áp là gì ?

Trong y học cổ truyền tăng huyết áp thuộc phạm vi của các chứng: Huyễn vựng, đầu thống, thất miên... và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng nguyên nhân mà người thầy thuốc lựa chọn phương pháp điều trị cho thích hợp.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp

Can dương thượng cang

Do can dương khô nóng, bốc lên trên hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến can dương thăng động gây nhiễu lên trên làm cho hoa mắt chóng mặt, choáng đầu, ù tai. Dương thăng lên gây mặt đỏ, hay tức giận. Can dương vượng gây ít ngủ, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch huyền.

Nội thương hư tổn

Do lao động khó nhọc lâu ngày hoặc do tuổi cao sức yếu làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Trong đó tổn thương thận âm, thận âm hư không nuôi dưỡng được can mộc làm cho can âm suy yếu dẫn đến can thận âm hư, can âm hư thì can dương sẽ bốc lên gây ra chóng mặt, đau đầu, hay quên. Thận hư gây ra lưng gối đau, ù tai, mất ngủ, di tinh. Âm hư làm cho lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch huyền tế. Dương hư làm cho đại tiện lỏng, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm tế sác.

Đàm thấp

Do ăn nhiều đồ béo bổ, hại đến tỳ vị, thức ăn không hóa thành tân dịch mà biến thành đàm thấp, khiến thanh dương không thăng được, trọc âm không giáng mà gây ra huyễn vựng làm cho đầu choáng váng. Vị khí ở trung tiêu không giáng, khí cơ không lợi nên hông đau, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, mệt mỏi. Đàm trọc ứ trệ làm cho chất lưỡi bệu, rêu lưỡi dầy, ánh vàng, mạch nhu hoạt.

Các thể lâm sàng bệnh tăng huyết áp theo y học cổ truyền

Thể can dương thượng cang.

Thể can thận âm hư.

Thể âm dương lưỡng hư.

Thể đàm thấp.

Tin tức liên quan