Hotline: 0969771256

Bệnh tăng huyết áp theo y học hiện đại

Ngày 24 Tháng 06 Năm 2024

Đại cương về tang huyết áp

Tăng huyết áp

1.Tăng huyết áp là gì ?

Tăng huyết áp (THA) là một bệnh rất thường gặp, tỷ lệ mắc tăng huyết áp đang tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp nguy hiểm vì nếu không được kiểm soát sẽ gây nên các biến chứng ở cơ quan đích, đặc biệt là não, tim, thận, mạch máu và võng mạc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội THA Quốc tế (ISH) đã thống nhất gọi là tang huyết áp khi huyết áp tâm thu > 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.

2.Nguyên nhân gây tăng huyết áp

95% Tăng huyết áp ở người lớn không có căn nguyên, 5% còn lại có thể do:

Các bệnh về thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, viêm thận kẽ, hẹp động mạch thận.

Các bệnh hệ tim mạch: Hở van ĐMC (THA tâm thu đơn độc), hẹp eo ĐMC (THA chi trên), bệnh vô mạch Takayasu, hẹp, xơ vữa động mạch chủ bụng ảnh hưởng động mạch thận.

Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận (jhPheochromocytoma), Cushing, cường Aldosteron, cường giáp, cường tuyến yên.

Do dùng 1 số thuốc: Cam thảo, các thuốc cường α giao cảm, thuốc tránh thai.

Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, yếu tố tâm thần.

Các yếu tố nguy cơ (YTNC) mắc THA:

Các YTNC không thể thay đổi được; Tuổi: nam giới > 55, nữ giới > 65; Giới tính nam giới hoặc nữ giới đa mãn kinh; Tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị THA; Chủng tộc.

Các YTNC cỏ thể thay đổi được: Chế độ ăn nhiều muối; Hút thuốc lá; Rối loạn Lipit máu; Đái tháo đường; Béo phì; ít vận động thể chất; Stress.

3.Giai đoạn tăng huyết áp

Phân loại THA 2007 của Hội Tim mạch Việt Nam, dựa trên phân loại của WHQ/lSH năm 2005, JNC VI năm 1997 và ESC/ESH năm 2003.

Nếu Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại.

Chẩn đoán Tăng huyết áp

1.Triệu chứng lâm sàng

A, Đo huyết áp

Cần thiết phải đo được trị số huyết áp để chẩn đoán xác định Tăng huyết áp.

Đo Huyết áp tại cơ sở y tế:

+ Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi, không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến Huyết áp (cà phê, thuốc lá).

+ Bệnh nhân nên ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang mức tim.

+ Trong 1 số trường hợp đặc biệt cần đo cả tư thế nằm và ngồi, hoặc đứng và đo Huyết áp tứ chi.

+ Bề rộng băng đo Huyết áp nên bằng 80% chu vi cánh tay.

+ Huyết áp tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên) và Huyết áp tâm trương ở pha V (mất tiếng đập).

+ Cần đo Huyết áp nhiều lần, tối thiểu 2 lần cách nhau ít nhất 5 phút và lấy giá trị trung bình.

+ Chẩn đoán xác định THA khí bệnh nhân có HA ≥140/90mmHg qua ít nhất 2 lần thăm khám.

Đo HA bằng máy đo HA 24 gíở (Holter HA):

+ Chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân có THA áo choàng trắng, THA cơn, HA kháng trị, tụt HA do dùng một số thuốc hạ áp,

+ Chẩn đoán THA khi HA trung bình trong 24 giờ ≥ 125/80mmMg hoặc HA trung bình ban ngày ≥ 135/85mmHg, hoặc HA trung bình ban đêm ≥ 120/70mmHg

B, Khai thác bệnh sử

Hỏi bệnh nhằm khai thác:

Tiền sử bản thân và gia đình về các bệnh lý tim mạch (suy tim, THA, lai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên), ĐTĐ, rối loạn chuyển hóa Lipid...

Thời gian mắc THA, mức độ THA.

Các thuốc điều trị THA đã dùng: Liều lượng, mức độ đáp ứng, tác dụng phụ.

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống.

C, Khám lâm sàng

Khám lâm sàng nhằm mục đích đánh giá các dấu hiệu gợi ý THA có nguyên nhân và phát hiện triệu chứng của tổn thương cơ quan đích.

Khám toàn trạng, chiều cao cân nặng.

Khám hệ tim mạch: Có thể thấy các tiếng thổi ở tim, rối loạn nhịp tim, các dấu hiệu suy tim, tiếng thổi ở mạch máu lớn.

Khám đáy mắt.

Khám bụng: Có thể sờ thấy thận to (thận đa năng) hoặc khối bất thường ở bụng, nghe được tiếng thổi động mạch chủ hay động mạch thận.

2. Các xét nghiệm cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm mục đích đánh giá các yếu tố nguy cơ THA, nguyên nhân THA thứ phát, phát hiện tổn thương cơ quan đích do THA.

Các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản gồm:

Công thức máu.

Hóa sinh máu (đường máu đói, creatinin, cholesterol, triglycerid, ĐGĐ).

Tổng phân tích nước tiểu.

Điện tâm đồ 12 chuyển đạo.

Siêu âm tim.

3. Chẩn đoán xác định

THA được chẩn đoán xác định khi trị số huyết áp đo được ≥ 140/90mmHg ở ít nhất 2 lần đo đúng, cách nhau tối thiểu 5 phút.

4. Xác định tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp

ATổn thương tim

Tổn thương tại tim bao gồm: Phì đại thất trái, suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim. Biến chứng cấp có thể gặp là phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp.

B, Tổn thương mạch máu

Xơ vữa các động mạch, trong đó xơ vữa động mạch cảnh là yếu tố tiên lượng tai biến mạch não và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân THA, xơ vừa động mạch ngoại biên gây hẹp tác động mạch; phình động mạch chủ và tách thành động mạch chủ.

C, Tổn thương thận

Creatinin huyết thanh tăng.

Mức lọc cầu thận giảm.

Có protein niệu hay albumin niệu vi thể.

Urat máu tăng là dấu hiệu cho thấy có xơ hóa cầu thận.

D, Tổn thương não

Nhồi máu não.

Xuất huyết não.

Xuất huyết dưới nhện.

E, Tổn thương võng mạc

Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương theo giai đoạn tiến triển bệnh;

Giai đoạn 1: Các mạch máu có thành sáng bóng.

Giai đoạn 2: Các mạch máu co nhỏ, dấu hiệu bắt chéo động mạch - tĩnh mạch.

Giai đoạn 3: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc.

Giai đoạn 4: Vừa có xuất huyết, xuất tiết võng mạc vừa có phù gai thị.

Tin tức liên quan