Hotline: 0969771256

Trẻ em bị táo bón lâu ngày, phân khô cứng, phân dê... Cha mẹ phải làm sao?

Ngày 01 Tháng 08 Năm 2024

Điều trị táo bón lâu ngày

Táo bón ở trẻ em như nào?

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em, đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị.

Cha mẹ phải làm gì khi con mình bị táo bón?

Cha mẹ phải thường xuyên theo dõi khuôn phân của con mình mỗi khi đi đại tiện. Nếu khuôn phân có bất thường thì cần phải tìm hiểu để có các giải pháp an toàn nhất cho bé.

Cha mẹ có thể xem những biểu hiện dưới đây để phần nào nắm bắt được sự tiêu hóa của bé để không phải lo lắng quá:

Đoán bệnh qua mẫu phân của trẻ

Phân bình thường: 

- Trẻ bú mẹ: Phân màu vàng ít xanh, lỏng, sền sệt, có hạt trắng, hơi chua.

- Trẻ bú sữa bột: Màu vàng đậm, sệt, hơi cứng, không thối.

- Trẻ bú sữ mẹ và sữa bột: Màu vàng nhạt, lỏng, hơi hôi.

- Trẻ ăn dặm: Màu xanh vàng có lúc tùy theo màu sắc của thức ăn, dài, hơi cứng, có mùi.

Phân bất thường:

- Trẻ bú mẹ:

+ Màu xanh nhiều do mẹ ăn loại thức ăn mới. 

+ Màu máu đen thẫm như hạt vừng do bé nuốt phải máu do mẹ chảy máu đầu ti.

+ Xanh nhạt, hơi giống hải tảo do uống quá nhiều sữa non.

- Trẻ bú sữa bột:

+ Màu xanh đậm do sữa có nhiều sắt.

- Trẻ ăn dặm:

+ Tán không thành hình do thức ăn không đủ mềm mịn.

+ Rất khô hoặc cứng do trẻ ăn ít rau, hoa quả.

+ Màu da cam do thức ăn không tiêu hóa với nhau.

+ Nhiều bong bóng, màu nâu dạng lỏng, mùi chua rõ rệt do ăn nhiều tinh bột thường.

+ Vàng nhạt, lỏng lượng nhiều, bóng như hạt dàu do thức ăn nhiều dầu mỡ.

+ Phân ít, số lần đi nhiều, nhầy màu xanh do trẻ ăn ít.

Trẻ bị táo bón cần có giải pháp

- Đối với trẻ sơ sinh cha mẹ nên đưa đến cơ sở, trung tâm y tế để được tư vấn điều trị phù hợp với lứa tuổi của bé.

- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, độ tuổi ăn dặm cha mẹ cần phải xem lại thực đơn ăn dặm của trẻ, bổ sung thực phẩm ăn dặm có chất xơ sẽ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, nếu chưa có kinh nghiệm hãy tham khảo kinh nghiệm của người có chuyên môn.

- Với độ tuổi lớn hơn cha mẹ cần bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ. Loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, gây nóng trong. Bổ sung đủ nước cho con, thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả có tính mát. Ngoài ra cha mẹ có thể sử dụng thực phẩm hỗ trợ để cho bé đi đại tiện dễ dàng hơn.

Tin tức liên quan