Hotline: 0969771256

Nguyên nhân, triệu chứng và xử lý khi bị táo bón lâu ngày

Ngày 01 Tháng 08 Năm 2024

Bệnh táo bón lâu ngày

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí. Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Điều trị táo bón lâu ngày hiệu quả

Triệu chứng của táo bón

Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay von cục (dân dã gọi là cứt sắt), muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

7 Nguyên chính nhân dẫn đến táo bón.

Suy giáp

Tuyến giáp chịu trách nhiệm kiểm soát trao đổi chất và khi hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, khiến chất thải đi qua ruột già chậm hơn gây táo bón.

Trầm cảm

Trầm cảm khiến lối sống của bạn cũng thay đổi. Những người trầm cảm thường thích nằm một chỗ, ăn uống không cân bằng và điều độ, ăn ít xơ và nhiều carb. Tất cả các thói quen xấu ấy sẽ gây ra vấn đề về đường ruột.

Thuốc tây, kháng sinh

Các loại thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc phiện và ma túy có thể gây táo bón. Các loại thuốc này làm đại tràng hoạt động chậm lại. Một số loại thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật (cho người bị động kinh), thuốc kháng axít thuốc an thần... ảnh hưởng đến đường ruột, phổi, đường tiết niệu và các bộ phận khác của cơ thể. Nếu nghi ngờ thuốc khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc thay thế hoặc dùng thuốc nhuận tràng.

Thực phẩm bổ sung canxi và sắt

Thực phẩm bổ sung canxi và sắt có thể khiến thức ăn dính chặt vào nhau gây khó tiêu hóa. Nếu phải dùng thực phẩm bổ sung để điều trị thiếu hụt canxi và sắt, hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ vào bữa ăn hoặc dùng thuốc nhuận tràng nhẹ.

Mang thai

Trong thai kỳ, hormone progesterone làm giãn các cơ trơn trong đường ruột, khiến chúng di chuyển chậm đi. Ruột còn bị tử cung đang phát triển đè lên, chặn đường di chuyển của chất thải xuống ruột.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Khi mắc hội chứng ruột kích thích, co thắt đại tràng có thể làm chậm chuyển động thông qua đường tiêu hóa, dẫn đến táo bón, đau bụng và chuột rút.

Sô-cô-la

Sô-cô-la đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì hàm lượng chất chống ô-xy hóa cao. Tuy nhiên, nó có thể gây táo bón, đặc biệt là nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích. Nếu cảm thấy ăn sô-cô-la là nguyên nhân gây táo bón, hãy ngừng ăn để xem tình trạng bệnh có cải thiện hay không.

Hướng xử lý táo bón an toàn và hiệu quả.

Thay đổi chế độ ăn uống để giảm triệu chứng táo bón

Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose), như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng... Chất xơ không hòa tan (có trong rau cải, trái cây…) làm phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón. Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ do chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.

Nên ăn nho khô là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ nên là món ăn công hiệu cho người bị táo bón. Nho khô có thể chữa táo bón cho trẻ em bằng phương pháp ép lấy nước cốt và cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng để đi tiêu dễ dàng.

Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân.

Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng hạch đào, bơ, sữa bò...

Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...

Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây, đu đủ..., để thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại hoa quả khác như củ cải, bầu và giá đỗ cũng giúp trị táo bón. Ngoài ra quả mơ cũng giúp trị táo bón.

Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.

Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.

Uống 1 lít nứơc ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói.

Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá.

Ăn chuối tiêu một quả mỗi ngày ăn một lần.

Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng. Không nên ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa ăn.

Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc..

Táo bón lâu ngày thì xử lý như nào ?

Đối với trường hợp táo bón lâu ngày, phân đi khô cứng lời khuyên tốt nhất là bạn nên đi khám xem tình trạng cơ thể, cơ địa của bạn là do nguyên nhân gì dẫn đến táo bón. Hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp điều trị hợp lý.

Tin tức liên quan