TỔNG QUÁT
Dù có vẻ ngoài cứng rắn, vững chãi, xương lại ở trạng thái luôn luôn biến đổi, thay mới và định hình lại trên cơ sở các chất dinh dưỡng nhận được và tải trọng mà nó mang. Quá trình thay mới và định hình lại này diễn ra trong suốt cuộc đời.
Từ khi chào đời tới 4 tuổi, bộ xương của con bạn tăng gấp đôi kích thước từ độ dài trung bình khoảng lên tới 102 cm. Tốc độ phát triển của xương diễn ra ổn định nhưng chậm hơn đôi chút cho tới tuổi dậy thì, khi mà việc tăng 10 cm một năm không phải là điều bất thường. Tốc độ phát triển chịu ảnh hưởng của các hormone tăng trưởng và sinh dục. Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin D và bệnh mãn tính sẽ làm chậm quá trình phát triển xương và có thể ảnh hưởng tới sự hình thành ngay ngắn của xương. Điều trị dài hạn với những loại thuốc nhất định (như thuốc kháng viêm, các loại thuốc có chứa steroid khác) cũng có thể làm suy yếu sự phát triển của xương.
Các loại rối loạn tuyến, như các vấn đề về tuyến giáp, đôi khi ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, gây ra vóc người thấp và các chi ngắn không cân xứng có thể tương tự như chứng lùn trong những trường hợp nghiêm trọng. Các loại rối loạn tuyến yên và một số những căn bệnh hiếm khác có thể khiến trẻ cao bất thường, với bàn tay và bàn chân to mất cân xứng, biến dạng xương và các vấn đề về phát triển.
Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu:
- Bé mới tập đi và đi khập khiễng
- Cột sống của bé có vẻ cong vẹo hoặc các chi của bé không cân đối
- Bé có vẻ như lớn chậm, đầu bé dường như to bất thường và tay, chân bé nhìn có vẻ cong
- Bé có vẻ phát triển nhanh bất thường và tay, chân bé to một cách mất cân đối.
CẢNH BÁO!
Khi chào đời, nhiều trẻ trông có vẻ bị biến dạng ở chân hoặc bàn chân, điều này phản ánh tác động của tư thế gò bó trong tử cung. Trong phần lớn các trường hợp, trong năm đầu đời, xương sẽ tự thẳng lại mà không cần điều trị.
Dạng bất thường hay gặp của thành ngực là ngực phễu (ngực lõm), với xương ức bị trũng và khoang ngực bị thu hẹp tương ứng. Ngực phễu thường chỉ là một kiểu dị dạng bẩm sinh và thực tế là có thể di truyền trong gia đình. Đôi khi, nó có thể là dấu hiệu cho một sự rối loạn mô liên kết như hội chứng Marfan (xem “Những vấn đề tăng trưởng”) hoặc rối loạn dinh dưỡng, còi xương. Trẻ em bị một căn bệnh mãn tính làm nghẹt đường khí cũng có thể bị dị dạng kiểu ngực phễu, và hiện tượng này sẽ trở nên khó nhận thấy hơn hoặc thậm chí biến mất khi căn bệnh ẩn bên dưới được điều trị thành công. Ngực phễu hiếm khi là nguyên nhân để lo lắng, không phải lúc nào cũng cần tới một cuộc phẫu thuật.