Hotline: 0969771256

Cách chẩn đoán bệnh tăng huyết áp theo y học hiện đại

Ngày 25 Tháng 09 Năm 2023

Tăng huyết áp

Triệu chứng lâm sàng của Tăng huyết áp

Bệnh nhân tăng huyết áp thường không có triệu chứng (trừ khi họ có đợt tăng đột biến, trị số huyết áp 220/110 mmHg).

Những triệu chứng chức năng của tăng huyết áp lại là những triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau đầu vùng gáy như mạch đập, nóng phừng mặt, chảy máu cam, đau ngực, khó thở, rối loạn thị giác và tiếng nói.

Trái lại, có những triệu chứng lâm sàng làm gợi ý cho việc tìm kiếm nguyên nhân của tăng huyết áp:

+ Đau khập khiễng cách hồi gợi ý cho teo hẹp động mạch chủ.

+ Mọc râu (ở phụ nữ), dễ bầm máu gợi ý cho hội chứng Cushing.

+ Tăng huyết áp kéo dài hoặc từng đợt, ra nhiều mồ hôi, đau đầu từng cơn, cơn hồi hộp, lo lắng, run rẩy, nôn ói, mặt tái gợi ý cho u tủy thượng thận.

+ Giảm kali máu, yếu cơ, vọp bẻ, tiểu nhiều, liệt, tiểu đêm gợi ý cho cường aldosteron nguyên phát.

+ Đau vùng hông gợi ý cho những bệnh của thận và mạch máu thận.

Làm thế nào xác định chẩn đoán tăng huyết áp

Đo huyết áp lặp lại nhiều lần, ở nhiều nơi khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau, với kỹ thuật thực hiện đúng.

Holter huyết áp rất tốt trong trường hợp nghi ngờ.

Phải làm gì sau chẩn đoán tăng huyết áp

Có 3 vấn đề phải giải quyết sau chẩn đoán tăng huyết áp:

+ Tăng huyết áp thứ phát hay nguyên phát?

+ Đã có ảnh hưởng trên những cơ quan nào? giai đoạn tăng huyết áp?

+ Có yếu tố nguy cơ đi kèm?

Để trả lời 3 câu hỏi trên, cần chú ý:

+ Hỏi bệnh, khám lâm sàng.

+ Những xét nghiệm cận lâm sàng:

■  Xét nghiệm thông thường của tăng huyết áp: xét nghiệm máu thường quy; BUN - creatinin; K+ máu; cholesterol, HDL, LDL, triglycerid; đường huyết; đo EKG; phân tích nước tiểu.

■  Xét nghiệm cần nên làm khi có nghi ngờ về nguyên nhân gây tăng huyết áp (dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng và các kết quả của những xét nghiệm ở trên).

■  Chụp X quang tim phổi (hẹp động mạch chủ).

■  Dexamethason suppression test (hội chứng Cushing).

■  Lượng metanephrin và vanillylmandelic acid trong nước tiểu (u tủy thượng thận).

■  Chụp động mạch thận có cản quang (IVP), chụp cắt lớp thận, động mạch đồ (bệnh mạch máu thận).

■  Đo nồng độ renin hoạt động huyết tương (cường aldosteron nguyên phát hay bệnh mạch máu thận).

Phân loại tăng huyết áp

- WHO: huyết áp bình thường ở người lớn là

+ Huyết áp tâm thu (HATT) <140 mmHg và/hoặc

+ Huyết áp tâm trương (HATTr) < 90mmHg.

- Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch tăng cao bền bỉ, nói rõ hơn là đo thấy cao trên mức bình thường ít nhất trong 2 kỳ cách nhau 1 đến nhiều ngày, mỗi kỳ đo 2 - 3 lần cách nhau 2 - 20 phút, việc đo huyết áp được tiến hành đúng theo những quy định chặt chẽ về máy đo huyết áp, cách đo huyết áp và chuẩn bị bệnh nhân.

Phân loại mức huyết áp mới theo WHO/ISH 1999, được áp dụng cho những đối tượng không sử dụng thuốc chống tăng huyết áp.

Tăng huyết áp

Khi HATT và HATTr ở độ khác nhau thì huyết áp được xếp vào độ nào cao nhất.

Theo hướng dẫn của WHO/ISH 1999 về tăng huyết áp, nhằm mục đích xếp loại nguy cơ và lượng giá tiên lượng, bệnh nhân tăng huyết áp được phân thành 4 nhóm để dễ dàng cho việc lựa chọn phương pháp điều trị, bao gồm:

-  Nhóm nguy cơ thấp (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm dưới 15%).

-   Nhóm nguy cơ trung bình (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm từ 15 - 20%).

-   Nhóm nguy cơ cao (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm từ 20 - 30%).

- Nhóm nguy cơ rất cao (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm trên 30%).

Chuẩn đoán tăng huyết áp

+ Yếu tố nguy cơ:

■  Yếu tố dùng để xếp loại nguy cơ:

1. Tăng HATT và HATTr (độ 1, 2, 3)

2. Nam >55 tuổi

3. Nữ > 65 tuổi

4. Hút thuốc lá

5. Rối loạn lipid huyết (cholesterol TP > 6,5mmol tức > 250mg/dl)

6. Tiền căn gia đình bị bệnh tim mạch sớm

7. Tiểu đường

8. Uống thuốc ngừa thai.

■ Yếu tố ảnh hưởng xấu đến tiên lương:

1. HDL-C giảm, LDL-C tăng

2. Tiểu albumin vi thể trên người bị tiểu đường

3. Rối loạn dung nạp đường

4. Béo bệu

5. Lối sống tĩnh tại

6. Fibrinogen tăng

7. Nhóm kinh tế xã hội nguy cơ cao

8. Nhóm dân tộc nguy cơ cao

9. Vùng địa lý nguy cơ cao.

+ Tổn thương cơ quan đích (giai đoạn II theo phân loại cũ của WHO):

■ Dầy thất trái (điện tâm đồ, siêu âm, X quang)

■ Tiểu đạm và/hoặc là tăng nhẹ creatinin huyết (1,2 - 2mg/dl)

■ Hẹp lan tỏa hoặc từng điểm động mạch võng mạc

■ Siêu âm hoặc X quang có bằng chứng mảng xơ vữa.

+ Tình trạng lâm sàng đi kèm (giai đoạn III theo phân loại cũ của WHO):

■ Bệnh mạch não: nhũn não, xuất huyết não, cơn thiếu máu não thoáng qua

■ Bệnh tim: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, điều trị tái tưới máu mạch vành, suy tim

■ Bệnh thận: suy thận (creatinin huyết >2mg/dl), bệnh thận do tiểu đường

■ Bệnh mạch máu lớn ngoại vi có triệu chứng lâm sàng đi kèm

■ Bệnh đáy mắt: xuất huyết hoặc xuất tiết động mạch võng mạc, phù gai thị.

Nguồn: Bệnh học và điều trị nội khoa

Bài viết liên quan
Những vấn đề về da và rối loạn sắc tố ở trẻ

Những vấn đề về da và rối loạn sắc tố ở trẻ

Các bác sĩ nhi cảnh báo không nên sử dụng các loại thuốc đa năng không cần kê đơn cho da, những thuốc này có thể chứa các chất khiến da bé trở nên nhạy cảm và làm tình trạng kích ứng tệ hơn.
Xem thêm
Thay đổi khung xương ở trẻ và biến dạng thành ngực

Thay đổi khung xương ở trẻ và biến dạng thành ngực

Khi chào đời, nhiều trẻ trông có vẻ bị biến dạng ở chân hoặc bàn chân, điều này phản ánh tác động của tư thế gò bó trong tử cung. Trong phần lớn các trường hợp, trong năm đầu đời, xương sẽ tự thẳng lại mà không cần điều trị.
Xem thêm
Tăng huyết áp là gì? Phân loại và đặc điểm dịch tế học

Tăng huyết áp là gì? Phân loại và đặc điểm dịch tế học

Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của đại tuần hoàn.
Xem thêm
Nguyên nhân gây Thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân gây Thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân thiếu máu cơ tim có tới 90% là do nhiễm mỡ sơ mạch. Và một số nguyên khác bạn có thể tìm hiểu ở bài viết này. Bệnh cơ tim thiếu máu được xem là hậu quả của tình trạng xơ vữa động mạch vành tim.
Xem thêm
Cách điều trị tăng huyết áp theo y học hiện đại

Cách điều trị tăng huyết áp theo y học hiện đại

Ích lợi của việc hạ huyết áp là ngăn ngừa được tai biến mạch máu não, bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến suy tim. Phương pháp thực hiện bằng điều chỉnh lối sống đơn độc hoặc đi kèm với thuốc điều trị.
Xem thêm