Địa du được biết đến là dược liệu quý trong y học cổ truyền, là giải pháp cho nhiều vấn đề về sức khỏe.
Tên khoa học: Sanguisorba officinalis L.
Bộ phần dùng: Rễ (sắc vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt là tốt).
Tính vị - quy kinh
- Vị đắng, tính hơi hàn.
- Vào 4 kinh can, thận, đại tràng và vị.
Tác dụng
Mát huyết, chỉ huyết, thu liễm. Đàn bà tắc sữa, đới hạ, chỉ thống, chỉ mồ hôi, trừ ác nhục, chữa kim sang.
Sách “Bản thảo bị yếu” ghi: Địa du chữa khỏi các chứng huyết nhiệt, thổ huyết, bàng huyết và chứng gió độc liễm vào ruột mà đi lỵ ra huyết cũng chữa khỏi cả.
Sách “Đại Minh nhật hoa chư gia bản thảo” ghi: Địa du chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, tràng phong, hạ huyết, kinh nguyệt ra nhiều, bàng huyết, đi tả ra nước và các chứng huyết sau khi sinh sản.
Kiêng kỵ
Người khí huyết hư hàn và bệnh mới phát kiêng dùng.
Liều dùng
Dùng sống hoặc sao cháy. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Ghét: Mạch môn đông.
Bài 1: Chữa phụ nữ khí hư hoặc trắng hoặc đỏ, người gầy vàng dùng Địa du 120g, giấm gạo 1 bát sắc xủi 10 dạo, bỏ bã. Trước khi ăn uống nóng 1 chén.
Bài 2: Chữa chứng huyết ra đến 20 năm không khỏi dùng Địa du 80g, Thử vĩ thảo 80g sắc nước uống,
Bài 3: Chữa trẻ em cam lỵ sắc nước Địa du cho uống thì khỏi.
Cây địa du sở hữu nhiều đặc tính quý giá và được sử dụng trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ loại cây này.
Nguồn: Sách Những vị thuốc quanh ta - NXB Hà Nội