Hotline: 0969771256

Những vấn đề về da và rối loạn sắc tố ở trẻ

Ngày 10 Tháng 08 Năm 2023

Rối loạn sắc tố da

Những vấn đề về da

TỔNG QUÁT

Các vấn đề về da ở trẻ thường do phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Nhưng nhiều loại vấn đề về da gây khó chịu cho người lớn cũng có ở trẻ nhỏ. Các rối loạn về da có thể thường xuyên được xác định bằng một đợt kiểm tra đơn giản được hỗ trợ bởi những câu hỏi chi tiết và khám thể chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần có xét nghiệm chẩn đoán, nhất là vấn đề bị chấn thương, nhiễm trùng gây nhầm lẫn trong việc điều trị.

Nhìn chung, da bị viêm hoặc rỉ nước cần được làm khô, trong khi các tình trạng mãn tính, khô thì lại cần được giữ ẩm. Nên chẩn đoán trước khi bắt đầu chữa trị. Nếu vấn đề về da là một loại phản ứng dị ứng, nó sẽ xuất hiện trở lại trừ khi con bạn tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khi bé bị mề đay do một số loại thức ăn nhất định, những thức ăn đó không nên ăn.

Xà phòng có mùi và chất khử mùi cũng có thể quá mạnh đối với những trẻ có làn da nhạy cảm. Nhiều bác sĩ nhi khuyên dùng các loại nước tắm không chứa xà phòng cho trẻ sơ sinh và xà phòng trung tính cho trẻ tập đi và lớn hơn. Xà phòng giặt hoặc chất tẩy còn dư lại trên quần áo và chăn gối cũng có thể làm kích ứng da nhạy cảm. Hãy dùng sản phẩm giặt không có thuốc nhuộm và nước hoa, xả hai lần để loại bỏ các hóa chất gây kích ứng. Xà phòng và nước tắm có chứa mỡ lông cừu có thể làm cho những bé bị viêm da dị ứng do di truyền khó chịu. Những bé không thể chịu được quần áo bằng len tiếp xúc trực tiếp với da dễ bị quá nhạy cảm với các sản phẩm có gốc mỡ lông cừu. Nếu bạn nghi ngại bất cứ sản phẩm nào, hãy dùng nước sạch để tắm cho bé. Khi cần chất giữ ẩm, nó nên được bôi vào da ẩm ngay sau khi tắm.

Một số loại vải nhân tạo và thuốc nhuộm cùng các hóa chất khác được sử dụng trong sản xuất cũng có thể kích ứng với da nhạy cảm. Giặt quần áo mới trước khi mặc có thể có ích. Nếu không, hãy mặc đồ may bằng vải cotton không nhuộm màu sát với da.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn bị:

-  Các mảng đỏ hình tròn hoặc đóng vảy trên cơ thể hoặc da đầu

-  Các mảng lan chuyển dần sang đóng cứng và tạo vảy

-  Mẩn khi đang uống thuốc theo đơn

-  Nhiều cục u nhỏ, ngứa, đỏ và các vệt trên da.

CẢNH BÁO! 

Các bác sĩ nhi cảnh báo không nên sử dụng các loại thuốc đa năng không cần kê đơn cho da, những thuốc này có thể chứa các chất khiến da bé trở nên nhạy cảm và làm tình trạng kích ứng tệ hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi trước khi bôi kem có chứa steriod đã được flo hoá lên mặt cho bé. Tốc độ hấp thụ kem của da rất khác nhau tuỳ từng bé.

Rối loạn sắc tố

Khác với các vết bớt đổi màu, tàn nhang và nốt ruồi thông thường, các dạng rối loạn sắc tố da thường xuất hiện do thiếu sắc tố, hơn là thừa sắc tố. Bệnh bạch tạng, tình trạng thiếu sắc tố bẩm sinh ở da, mắt và tóc, được lưu ý ngay lúc sinh nhờ các vùng mất sắc tố (đôi khi là những vùng da có màu tối trong các mảng trắng), có thể xuất hiện từ vài mảng cho tới cả cơ thể. Những người bị bạch tạng trên toàn cơ thể cực kỳ dễ bị tổn thương khi bị mặt trời tác động; họ không nên đi ra ngoài, trừ khi được bảo vệ kĩ càng bằng quần áo, kính râm và kem chống nắng.

Bệnh bạch biến là hiện tượng mất sắc tố xuất hiện sau khi sinh và có thể tiến triển, làm cho da biến thành màu trắng theo từng mảng cân xứng. Các mảng thường xuất hiện quanh miệng, mắt và trên các xương lồi. Bạch biến có thể liên quan tới những bệnh tự miễn (ví dụ, tiểu đường, bệnh tuyến giáp trạng), mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Trong một số trường hợp, sắc tố dần dần trở lại dù da vẫn sáng hơn. Các mảng rất dễ cháy nắng và nên được bảo vệ bằng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) cao.

Các mảng sắc tố tối màu hơn thường xuất hiện trên da sau khi bị viêm, như ở những trẻ bị eczema hoặc viêm da tiếp xúc. Tốt nhất là để kệ những mảng này vì thường thì chúng sẽ mờ đi theo thời gian.

Nguồn: Bác sĩ của con

Bài viết liên quan
Thay đổi khung xương ở trẻ và biến dạng thành ngực

Thay đổi khung xương ở trẻ và biến dạng thành ngực

Khi chào đời, nhiều trẻ trông có vẻ bị biến dạng ở chân hoặc bàn chân, điều này phản ánh tác động của tư thế gò bó trong tử cung. Trong phần lớn các trường hợp, trong năm đầu đời, xương sẽ tự thẳng lại mà không cần điều trị.
Xem thêm
Tăng huyết áp là gì? Phân loại và đặc điểm dịch tế học

Tăng huyết áp là gì? Phân loại và đặc điểm dịch tế học

Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của đại tuần hoàn.
Xem thêm
Nguyên nhân gây Thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân gây Thiếu máu cơ tim

Nguyên nhân thiếu máu cơ tim có tới 90% là do nhiễm mỡ sơ mạch. Và một số nguyên khác bạn có thể tìm hiểu ở bài viết này. Bệnh cơ tim thiếu máu được xem là hậu quả của tình trạng xơ vữa động mạch vành tim.
Xem thêm
Cách điều trị tăng huyết áp theo y học hiện đại

Cách điều trị tăng huyết áp theo y học hiện đại

Ích lợi của việc hạ huyết áp là ngăn ngừa được tai biến mạch máu não, bảo tồn chức năng thận và ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến suy tim. Phương pháp thực hiện bằng điều chỉnh lối sống đơn độc hoặc đi kèm với thuốc điều trị.
Xem thêm
Cách chẩn đoán bệnh tăng huyết áp theo y học hiện đại

Cách chẩn đoán bệnh tăng huyết áp theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại thì chẩn đoán tăng huyết áp bằng cách nào? Những triệu chứng chức năng của tăng huyết áp lại là những triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau đầu vùng gáy như mạch đập, nóng phừng mặt, chảy máu cam, đau ngực, khó thở, rối loạn thị giác và tiếng nói.
Xem thêm