Hotline: 0969771256

Táo ta có công hiệu tốt trong việc hạ huyết áp, bổ máu

Ngày 13 Tháng 12 Năm 2023

Công dụng của táo ta

Đặc tính, côn dụng của táo ta

TÍNH VỊ

Táo ta: vị ngọt, tính ôn.

Phần để ăn: quả.

Phần dùng làm thuốc: quả táo ta, rễ, vỏ cây, lá, hạt.

CÔNG DỤNG

Táo ta: bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết an thần, dưỡng da, làm đẹp, giúp trẻ lâu, dưỡng sinh, giải trừ gió độc, đẩy nhanh hoạt tính của thuốc.

Hạt: giúp an thần, dưỡng gan, điều hòa sự tiết mồ hôi quá nhiều.

Rượu táo: giúp cơ thể khỏe khoắn.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Táo: trị ban xuất huyết do dị ứng, thiếu máu, chứng thiếu tiểu cầu; ngừa các phản ứng của cơ thể khi truyền máu, sa búi trĩ, cao huyết áp, Viêm gan cấp, chỉ số GOT, GPT [2] cao, viêm cuống phổi mãn tính, ho, phù thũng toàn thân, viêm da ở trẻ nhỏ.

Rễ, vỏ cây: trị tiêu chảy, nóng sốt.

Hạt: trị chứng khó chịu, mất ngủ, hay khát, khô nóng mất ngủ, cảm lạnh, ra mồ hôi trộm.

Táo Ấn Độ: trị tiểu khó, táo bón, nhiệt, lạnh bụng.

LƯU Ý KHI DÙNG

Người ho do nhiệt có đờm không nên dùng, trướng bụng, đầy hơi nên cẩn thận khi dùng; người bị đau răng, bị giun, cam tích ở trẻ nhỏ (làm gầy ốm, Vàng vọt, bụng trướng to) không nên dùng.

Những căn bệnh có thể phát sinh khi chỉ số GOT trong máu tăng cao: viêm gan, xơ gan, ung thư gan, nhồi máu cơ tim, chứng teo cơ, viêm cơ, tán huyết.

Những căn bệnh có thể phát sinh khi chỉ số GPT trong máu tăng cao: viêm gan, gan nhiễm mỡ...

THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Táo có nhiều loại, trong táo có chứa canxi, phốt pho, sắt, có tác dụng chữa trị đối với các bệnh ban xuất huyết do dị ứng, cao huyết áp, thiếu máu, ngăn ngừa các phản ứng của cơ thể khi truyền máu, bệnh viêm gan kinh niên, xơ gan. Trong táo còn chứa saponin (tuýp dammarane), có tác dụng ngăn ngừa mệt mỏi, tăng sức dẻo dai và giảm những tổn hại ở gan do độc tố gây ra. Chất flavone trong táo có tác dụng tĩnh trí, hạ huyết áp. Táo có vị ngọt, tính ôn hòa, tốt cho mắt và dạ dày, bổ máu, có thể làm giảm hoạt tính mạnh mẽ của độc tố, cũng như tác động của độc tố đến đường ruột.

2. Táo kỵ dùng chung với hành, nếu không sẽ gây cảm giác khó chịu ở ngũ tạng. Táo nấu chung với cá cung sẽ gây đau lưng, đau bụng.

Một số bài thuốc trị bệnh từ táo ta

Viêm thận mãn tính dẫn đến tỳ hư, phù thũng

Nguyên liệu: 15g táo ta, 75g đậu đỏ, 650g dưa gang để nguyên vỏ, 1 con cá đối (khoảng 200g), một ít đầu hành.

Cách dùng: Cho táo, đậu đỏ, dưa gang, đầu hành vào nồi cùng cá đối đã được làm vảy và bỏ nội tạng, thêm lượng nước vừa đủ vào nấu canh ăn, không cần thêm muối, mỗi ngày dùng 1 lần.

Trị thiếu máu, bổ tâm dưỡng huyết

Nguyên liệu: 8 quả táo, 40g cẩu khởi, 1 trứng gà ta.

Cách dùng: Cho táo và cẩu khởi vào sắc với nước; trứng gà luộc chín, bóc vỏ cho vào nấu thêm một lúc là được.

Tụ khí ở gan, túi mật dẫn đến viêm túi mật, đau nhức

Nguyên liệu: Cách 1: 550g cần tây tươi, 125g táo ta.

Cách 2: 300g dầu cần tây khô, 125g táo ta.

Cách dùng: Cách 1: Cho cả hai vào nấu canh, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Cách 2: Cho cả hai vào nấu canh, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Bồi bổ sản phụ sau khi sinh

Nguyên liệu: 40g táo ta, 4 lát gừng tươi, 40g đường nâu (loại đường chưa qua tinh chế), 1 quả trứng gà.

Cách dùng: Cho tất cả vào sắc với lượng nước vừa đủ để dùng, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tục 2 - 10 ngày. 

Ban xuất huyết đơn thuần, ban xuất huyết do dị ứng

Nguyên liệu: Táo ta non.

Cách dùng: Táo rửa sạch, khi ăn nhai thật kỹ; ngày ăn 3 lần, mỗi lần ăn vài quả, ăn liên tục trong khoảng 10 ngày.

Trị thiếu máu, bổ máu

Nguyên liệu: 20g táo đen (táo khô), 10g cùi nhãn, 40g đường trắng.

Cách dùng: Sắc với lượng nước vừa đủ để uống và ăn cả bã, mỗi ngày dùng 1 lần, có thể dùng nhiều ngày.

Ngăn ngừa các phản ứng của cơ thể khi truyền máu

Nguyên liệu: 20 quả táo; 12,5g địa phu tử, 12,5g cần tây rang.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 3 chén nước, sắc còn 1 chén, dùng trước khi truyền máu 20 - 30 phút. 

Đánh trống ngực, ngủ hay mơ, hay quên

Nguyên liệu: 7 quả táo, 40g lúa mì, 10g sinh địa.

Cách dùng: Cho cả 3 nguyên liệu vào sắc với nước, chia ra 2 lần để dùng trong ngày.

Mất ngủ

Nguyên liệu: 40g táo, 5 nhánh đầu hành.

Cách dùng: Cho cả hai nguyên liệu vào 2 chén nước sắc còn 8 phần, dùng vào buổi tối trước khi ngủ (không bỏ bã).

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh hay bực bội, khó chịu

Nguyên liệu: 40g táo, 20g lúa mì, 20g cam thảo nướng, 20g củ mài.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào 3 chén nước sắc còn 1 chén; sáng, tối dùng mỗi buổi 1 lần.

Mạch tượng suy yếu, hay ra mồ hôi trộm

Nguyên liệu: 40g táo ta, 40g hoàng kỳ, 10g lát sơn trà.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với nước; sáng, tối mỗi buổi dùng 1 lần.

Tỳ vị hư hàn tiêu chảy

Nguyên liệu: 40g táo, 3 lát gừng tươi, 40g củ mài.

Cách dùng: Dùng lượng nước vừa đủ, cho tất cả nguyên liệu vào nấu nhừ, mỗi ngày dùng 1 lần, dùng liên tục 7 - 10 ngày.

Ung thư vòm họng

Nguyên liệu: 5 quả táo, 75g thạch sơn bá, 100g thịt nạc heo.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào 8 chén nước sắc còn 1 chén để dùng, mỗi ngày 1 lần, có thể uống liên tục trong thời gian dài.

Điều bổ khí huyết

Nguyên liệu: 10 quả táo ta, 25g cẩu khởi, 25g đảng sâm, 150g lá dâu khô, 650g mè đen.

Cách dùng: Trước tiên cho lá dâu và mè đen vào nghiền thành bột rồi vò thành viên, mỗi lần ăn 10 - 15g. Còn 3 nguyên liệu đầu tiên cho vào nước nấu canh uống. Hai loại thuốc này uống kết hợp với nhau, ngày 3 lần.

Khí huyết hư, thiếu máu

Nguyên liệu: 15 quả táo, 20g mộc nhĩ đen, 15g đường phèn.

Cách dùng: Cho táo và mộc nhĩ vào nước ấm rửa sạch và ngâm cho mộc nhĩ nở ra, sau đó cho vào chén, thêm lượng nước và đường phèn vừa đủ, cho vào nồi hấp khoảng 1 giờ là có thể lấy ra dùng dần trong ngày.

Cao huyết áp

Nguyên liệu: 125g táo, 650g cần tây tươi.

Cách dùng: Cho cả hai nguyên liệu vào nấu canh, chia ra dùng 3 lần trong ngày.

Tin tức liên quan