Hoa cúc tím theo đông y có tên gọi là tô liên cọng, nhả ma bả (Tày)...có vị ngọt, hơi đắng, cay. có công dụng giúp bổ cho âm khí, làm nhẹ đầu, sáng mắt và giúp kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ trị cảm lạnh, trị viêm họng, viêm amidan... Dưới đây là một số phương pháp sử dụng cây cúc tím Công ty PQA mời mọi người tham khảo.
- Chữa nhức đầu, cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt: Hoa cúc, thảo quyết minh, câu kỷ tử, thục địa, huyền sâm, hoài sơn, trạch tả. Các vị đều 12g. Sắc uống.
- Chữa ho, sốt, cảm mạo: Sử dụng tang diệp 6g, hoa cúc 6g, liên kiều 4g, bạc hà 4g, cát cánh 4g, cam thảo 4g. Sắc uống.
- Chữa ngoại cảm, phong hàn, mắt mờ, phát nóng, sợ lạnh: Dùng hoa cúc, xuyên khung, kinh giới, bạc hà, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, khương tàm. Các vị bằng nhau, trộn đều, tán bột. Uống mỗi lần từ 4 đến 6g.
- Chữa mắt có màng mộng: Hoa cúc, xác ve sầu. Liều lượng bằng nhau, tán bột. Uống với nước hoà mật ong, mỗi ngày từ 8 đến 12g.
- Giải nhiệt độc, cung cấp chất khoáng và chất chống oxy hóa tăng sức đề kháng: Hoa cúc 10g, rong biển 10g, thục địa 5g. Nấu uống trong ngày có thể thêm đường và có thể để tủ lạnh dùng dài ngày
- Sát trùng ngoài da, chữa vết thương hoặc vết cắn do trùng, thú cắn: Lá hoa cúc giã nát, bả đắp vào vết thương.
- Ích thọ, bổ ngũ tạng, mạnh tinh tuỷ, mau lành vết thương, tóc đen, mắt sáng: Dùng hoa cúc 120g, ba kích 120g, nhục thung dung 120g, câu kỷ tử 60g. Tán bột, làm hoàn. Mỗi ngày dùng 10g với nước ấm.
Share: