Hotline: 0969771256

Quả mận vị chua, thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Ngày 18 Tháng 05 Năm 2024

QUẢ MẬN

Quả mận vị chua thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Tính vị của quả mận và các bộ phận

Quả mận: vị ngọt, chua, tính bình.

Nhân hạt mận: vị đắng, tính bình.

Rễ mận: vị đắng, chát, tính mát.

Lá mận: vị chua, ngọt, tính bình.

Hoa mận: vị đắng, thơm, tính mát.

Vỏ rễ mận: vị đắng, mặn, tính hàn.

Thân cây mận: vị đắng, tính hàn.

Phần dùng để ăn: quả mận.

Phần dùng làm thuốc: nhân hạt, rễ, lá, hoa, vỏ rễ mận.

Công dụng của mận

Nhân hạt mận: hoạt huyết tán ứ, nhuận tràng, lợi thủy.

Quả mận: mát gan trừ nhiệt, sinh tân giải khát, tán ứ đọng, lợi thủy, hoạt huyết, bổ gan khỏe thận.

Rễ: thanh nhiệt giải độc, giảm đau.

Vỏ rễ: thanh nhiệt hạ khí.

Nhựa cây mận: trị chứng mắt mờ có màng, tiêu thũng, giảm đau.

Lá cây: thanh nhiệt, giải độc.

Tác dụng trị bệnh của mận

Quả mận: Trị chứng gân cốt mệt mỏi, tiêu khát, bệnh trướng nước, xơ gan cổ trướng, đau răng, viêm nha chu, táo bón, răng lợi chảy máu, chứng nổi ban ở trẻ em, cao huyết áp, đau họng, viêm amidan, lở loét miệng lưỡi, tiểu tiện khó khăn, kinh nguyệt có dịch trắng tím, vết thương do bò cạp đốt.

Cách dùng : ăn quả tươi hoặc giã ép lấy nước uống.

Hạt, nhân: trị các chứng như bị thương bầm tím do té ngã, táo bón, ho khạc đờm nhiều, đầy hơi, chướng bụng.

Cách dùng: 4 - 12,5g; sắc nước uống.

Dùng ngoài da: nghiền nát hạt, nhân mận đắp lên chỗ đau.

Rễ mận: trị đau răng, tiêu khát, các bệnh về đường tiết niệu: đái buốt, đái dắt, đái ra máu, bệnh kiết lỵ, mắt mờ có mang, bệnh sởi, nổi ban.

Cách dùng: 10 - 25g rễ mận, sắc nước uống hoặc đốt khô rồi tán bột bôi ngoài da.

Lá mận: trị sốt cao, phù thũng, lở loét, trị vết thương do kim loại gây ra, thủy thũng, trị ho, trẻ em sốt cao.

Cách dùng: 10 - 25g lá mận, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: dùng lá mận nấu nước tắm hoặc giã nát đắp.

Vỏ rễ mận: trị khí nghịch, kiết lỵ, giải khát, bệnh phù nề, tê liệt, lở loét, nổi ban.

Cách dùng: 5 - 15g vỏ rễ mận, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã nát, ép lấy nước bôi.

Lưu ý khi dùng mận

- Ăn mận tươi nhiều sẽ dễ bị tiêu chảy.

- Những người bị béo phì mức độ nhẹ thì nên ăn, vì mận có tác dụng giảm cân.

- Người có đờm nhiều nên kiêng ăn.

- Ăn nhiều sẽ có hại cho lá lách, bao tử, cho nên những người bị viêm ruột, viêm loét dạ dày mãn, cấp tính không nên ăn.

- Người mắc bệnh phân lỏng, di tinh, thận, lá lách yếu, phụ nữ có thai không được ăn nhân hạt mận.

Thành phần dinh dưỡng quả mận

Vitamin: Vitamin A 25 microgam, vitamin B1 0,03mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin B3 0,4mg, vitamin B5 0,2mg, vitamin B6 0,04mg, vitamin B7 23mg, vitamin B9 37 microgam, vitamin B12 2,7 microgam, vitamin E 0,74 mg, vitamin C 5mg, caroten 0,15mg

Khoáng chất: Canxi 8mg, kali 144mg, magne 40mg, sắt 0,6mg, natri 3,8mg, selen 0,23 microgam, phospho 11mg, kẽm 0,14mg, đồng 0,04mg

THÔNG TIN BỔ SUNG

- Quả mận có tác dụng thúc đẩy enzym tiêu hóa, tiết axit dạ dày, tăng cường nhu động đường tiêu hóa, thích hợp với những người bị thiếu axit dạ dày, đầy hơi chướng bụng sau khi ăn, táo bón.

- Quả mận có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch giải khát, tiêu thực khai vị, lợi thủy tiêu thũng, là loại trái cây thích hợp với những người có bộ máy tiêu hóa không tốt, viêm gan, mắc bệnh trướng nước, tâm nhiệt hư phiền, tiểu tiện không thông.

Tin tức liên quan