Hotline: 0969771256

Táo đỏ (Bom): có tác dụng giải trừ độc tố, giúp phòng tránh bệnh tật.

Ngày 19 Tháng 12 Năm 2023

Công dụng của táo đỏ

Đặc tính, công dụng của táo đỏ

TÍNH VỊ

Quả: vị ngọt, hơi chua, tính bình.

Phần để ăn: thịt quả.

Phần dùng làm thuốc: vỏ quả, bột khô, lá.

CÔNG DỤNG

Quả: sinh tân dịch, giải khát, thanh nhiệt giải phiền, bổ tâm ích khí, an thần, giúp đầu óc minh mẫn, tốt cho dạ dày và tỳ, giải rượu, nhuận trường, nhuận phế, làm ẩm da, dưỡng da, làm liền vết thương, hạ huyết áp.

Lá: làm mát máu, giải độc.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Quả: trị háo nước, tỳ hư, tiêu chảy, trướng bụng sau khi ăn, uống nhiều rượu, viêm dạ dày, tiêu chảy mãn tính, viêm ruột kết, trị tiêu chảy, làm sạch ruột, hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, trị buồn nôn, ung thư da, cao huyết áp, mụn trứng cá, đồi mồi ở người già, thiếu máu, làm tăng sắc tố đỏ trong máu, hạ đường huyết, trị viêm họng mãn tính, ho do phế nhiệt, sa búi trĩ, thoát vị, sa tử cung, sa dạ dày.

Cách dùng: dùng với lượng vừa đủ, ăn sống hoặc ép lấy nước uống.

Dùng ngoài da: ép lấy nước để bôi.

Vỏ: trị buồn nôn ợ chua, kiết lỵ, nôn do ốm nghén, bụng tích nước do xơ gan, nôn mửa, ho đờm.

Cách dùng: 20 - 50g, sắc nước uống hoặc ngâm trong nước sôi để uống.

Lá: trị chóng mặt, nôn mửa sau khi sinh, kinh nguyệt không đều, sốt; giảm sưng phù do phong thấp, giảm đau; trị viêm khớp, mụn nhọt, lở loét.

Cách dùng: 40 - 75g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: dùng lá tươi đắp lên vết thương, hoặc nướng chín để bôi.

LƯU Ý KHI DÙNG

1. Không nên ăn quá nhiều táo đỏ, vì sẽ dễ bị trướng bụng.

2. Những người bị loét đường ruột, đường huyết cao và tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều.

3. Sau khi ăn táo nên súc miệng để tránh sâu răng.

4. Trong táo có hàm lượng đường cao, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường không nên dùng.

THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Táo có cả hai tác dụng là trị tiêu chảy và nhuận trường, dây chính là điểm đặc biệt ở táo. Axit tartaric, hemixenluloza trong táo có tác dụng hấp thu cholesterol, khiến cho cholesterol thải ra ngoài theo hệ bài tiết, hạ thấp lượng cholesterol trong máu, để chúng không kết tủa trong mật tạo thành sỏi mật.

2. Táo có chứa kali, thúc đẩy sự bài tiết sodium ra khỏi cơ thể, nên có thể làm hạ huyết áp, do đó có hiệu quả điều trị rõ rệt đối với bệnh cao huyết áp và phù thũng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh nhồi máu cơ tim, viêm thận, loét đường ruột, phụ nữ đau bụng kinh nên cẩn trọng khi ăn.

Một số bài thuốc trị bệnh từ Táo đỏ

Suy nhược, táo bón ở người già.

Nguyên liệu: 1 quả táo, 1 lát nha đam.

Cách dùng: Táo gọt vỏ, cắt lát; nha đam bỏ vỏ, lấy phần thịt, cho cả hai vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, uống mỗi ngày sau buổi ăn tối. Uống sinh tố này mỗi ngày sau buổi ăn trưa giúp trị viêm khí quản, nhiều đờm, tức ngực.

Đường huyết thấp

Nguyên liệu: Táo tươi.

Cách dùng: Táo gọt vỏ, ăn liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày ăn 1 - 2 quả.

Nôn do ốm nghén, ăn không ngon.

Nguyên liệu: 50g vỏ táo tươi, 50g gạo.

Cách dùng: Trước tiên rang gạo vàng lên, rồi sau đó cho vỏ táo vào sắc với nước uống.

Viêm ruột, tiêu chảy

Nguyên liệu: 25g bột táo.

Cách dùng: Táo non bổ làm tư, phơi khô, nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng 25g, uống với nước nóng, sáng tối mỗi buổi 1 lần.

Viêm ruột mãn tính

Nguyên liệu: Táo đủ dùng.

Cách dùng: Táo rửa sạch, để nguyên vỏ giã nát, nấu nhừ ăn.

Khô miệng, ho do phế nhiệt

Nguyên liệu: 1000g táo tươi,500ml mật ong.

Cách dùng: Táo gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn rồi thêm mật ong vào ninh cách

thủy đến khi nhừ là thành cao táo, mỗi lần dùng 2 muỗng canh.

Hỗ trợ tiêu hóa, điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Nguyên liệu: 1 quả táo (vỏ đỏ).

Cách dùng: Táo rửa sạch cắt khối, cho vào máy xay sinh tố rồi ép lấy nước,

uống 1 lần trước khi ăn sáng, trẻ em dùng với lượng nhỏ (1 /2 người lớn).

Đau bụng, ăn không tiêu

Nguyên liệu: 2 quả táo, 250h thịt nạc heo.

Cách dùng: Táo rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt, cắt khối rồi cho vào 2 chén nước để nấu, sau khi soi cho thêm thịt heo cắt lát vào, nấu chín kỹ, nêm gia vị vừa dùng.

Buồn nôn

Nguyên liệu: 250 - 400g táo.

Cách dùng: Táo rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, sau đó cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ nấu uống.

Viêm dạ dày mãn tính, buồn nôn, ăn không tiêu

Nguyên liệu: Cách 1: 1 quả táo.

Cách 2: 2 quả táo, 20ml mật ong.

Cách dùng: Cách 1: Rửa sạch, dùng mỗi ngày sau mỗi bữa ăn.

Cách 2: Táo rửa sạch, hấp mật ong khoảng 20 phút, lấy táo chấm mật ong ăn.

Đi ngoài phân khô

Nguyên liệu: 1 - 2 quả táo.

Cách dùng: Rửa sạch, dùng mỗi ngày (nguyên vỏ) trước lúc ăn cơm.

Viêm khớp do phong thấp

Nguyên liệu: 40g lá táo, 20g vỏ lựu; 12,5g cam thảo.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với lượng nước vừa đủ để dùng; sáng, tối mỗi buổi 1 lần.

Ung thư da

Nguyên liệu: 1 quả táo, ½ quả quýt, 200g cà rốt.

Cách dùng: Rửa sạch phần nguyên liệu, cắt thành sợi mỏng, thêm ít nước lạnh vào, ép lấy nước uống.

Mụn nhọt, lở loét

Nguyên liệu:  nắm lá táo, một ít dầu trà.

Cách dùng: Lấy lá táo nướng chín, trộn vào dầu trà bôi lên vết thương.

Lở loét vùng miệng

Nguyên liệu: 2 - 3 quả táo.

Cách dùng: Rửa sạch, để nguyên vỏ cho vào nồi, thêm một ít nước nấu chín, uống phần nước và ăn táo, dùng thường xuyên bệnh sẽ khỏi.

Hóa ứ

Nguyên liệu: Táo (vỏ đỏ) vừa đủ dùng.

Cách dùng: Để nguyên vỏ ăn,mỗi ngày 3 lần.

Thiếu máu, phù thũng, chóng mặt, mất ngủ.

Nguyên liệu: 3 quả táo (khoảng 500g), 1 con cá tươi (khoảng 150g), 2 lát gừng tươi, 10 quả táo ta, một ít muối.

Cách dùng: Rửa sạch táo, gừng, táo ta; táo gọt vỏ bỏ cuống, cắt khối; gừng gọt vỏ cắt lát; táo ta bỏ hạt; cho cá vào chảo dầu chiên hơi vàng, sau đó cho lượng nước vừa đủ vào nồi đất nấu sôi với lửa lớn rồi cho tất cả nguyên liệu vào nấu bằng lửa nhỏ đến khi canh có màu trắng đục, nêm thêm muối cho vừa miệng là dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối. 

Viêm họng mãn tính

Nguyên liệu: 1 quả táo tươi.

Cách dùng: Táo gọt vỏ ăn.

Tiêu chảy

Nguyên liệu: 200g táo, 15g bột sơn trà.

Cách dùng: Táo rửa sạch, gọt bỏ hạt, giã nhuyễn, trộn đều với bột sơn trà chia ra 2 lần dùng.

Chứng chảy nước mắt khi gặp gió

Nguyên nhân: phần lớn là do gan, thận yếu, hoặc do gan nóng, có khi nước mắt chảy ròng ròng, bệnh này chia làm 2 loại: chảy nước mắt lạnh và chảy nước mắt nóng.

Chảy nước mắt nóng khi gặp gió: do thời tiết nóng bức, gan thận âm hư, nóng trong người.

Triệu chứng thường gặp là mắt không ngừng chảy nước mắt nóng, đồng thời mắt bị đỏ, sưng đau, rát, suy nhược thần kinh thị giác khiến mắt không chịu được ánh sáng mạnh.

Chảy nước mắt lạnh khi gặp gió: gặp phải kích thích của gió, nước mắt chảy ra. Thường do gan thận hư, lượng máu trong cơ thể giảm sút gây ra.

Nguyên liệu: 15g vỏ táo, 25g đường trắng.

Cách dùng: vỏ táo rửa sạch, cho vào nồi cùng đường trắng nấu với lượng nước vừa đủ để dùng.

Tin tức liên quan