Hotline: 0969771256

Tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hóa nhờ dâu tằm

Ngày 06 Tháng 04 Năm 2024

DÂU TẰM

Dâu tằm tăng khả năng miễn dịch, chống lão hóa

Tính vị của dâu tằm

Quả dâu tằm: vị ngọt, chua, tính hàn.

Lá dâu tằm: vị ngọt, chua, cay, tính hàn.

Cành dâu tằm: vị đắng, tính bình.

Rễ dâu tằm: vị hơi đắng, tính hàn.

Nước cây dâu: vị đắng, tính hàn.

Cây tầm gửi trên cây dâu: vị đắng, ngọt, tính bình.

Chất nước trong cây dâu: vị đắng, tính hàn.

Vỏ cây dâu: vị đắng, tính hàn.

Phần dùng để ăn: quả dâu tằm

Phần dùng làm thuốc: lá, rễ, vỏ, cành dâu tằm.

Công dụng của dâu tằm

Quả dâu tằm: tư âm dưỡng huyết; bồi bổ gan thận; an thần lợi trí; sinh tân dịch; trị khát, nhuận trường thông tiện; giúp mọc râu, sáng mắt, thính tai; giải độc do rượu; giảm sưng phù.

Rượu dâu: bồi bổ gan thận.

Lá dâu tằm: tán nhiệt, làm tiêu nhiệt ở phổi, giúp mát gan; lá dâu sau khi chưng có tác dụng làm sáng mắt, nhuận tràng, trị ho.

Nước lá dâu: giúp mát gan, sáng mắt; giảm sưng phù; giải độc.

Cây tầm gửi trên cây dâu: trừ phong thấp, bổ gan thận, bổ gân cốt, dưỡng huyết an thai, lợi tiểu.

Cành: thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi khớp, tán ứ thông mạch.

Chất nước trong cây dâu tằm: thanh nhiệt giải độc, cầm máu.

Vỏ rễ, vỏ cây: trị suyễn, lợi thủy, giảm sưng phù. Rễ: thanh nhiệt, an thần, khứ phong thông mạch.

Tác dụng trị bệnh của dâu tằm

Rễ dâu tằm: trị nhức mỏi gân cốt, đau răng, mắt đỏ, bệnh kinh phong, chấn thương do té ngã, cao huyết áp.

Cách dùng: 20 - 50g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: nấu nước rửa.

Rượu dâu: trị thận hư, chứng phù nước, ù tai, bồi bổ ngũ tạng, giúp sáng mắt.

Cách dùng: mỗi lần dùng khoảng 5 -10ml.

Chất nước trong cây dâu: trị lở miệng lưỡi, chảy máu do ngoại thương, rắn độc cắn.

Cách dùng: lấy nước bôi ngoài da.

Nước lá dâu: trị mắt đỏ; giảm sưng phù, tê liệt; trị rết cắn, mụn nổi toàn thân, bướu nhọt ở cổ. Cách dùng: dùng thoa ngoài da hoặc nhỏ vào mắt.

Lá dâu tằm: trị cao huyết áp, cảm mạo phong nhiệt, nóng trong người, đau đầu, ho, ho do tổn thương ở phổi, yết hầu sưng đau, đổ mồ hôi trộm, viêm mang mắt, mắt đỏ đau gây chảy nước mắt, hoa mắt, chứng đau đầu huyết hư ở sản phụ sau khi sinh hoặc người mới khỏi bệnh, đầu óc choáng váng, da khô sức kém, lượng mỡ cao trong máu, bị thương do vật nhọn.

Cách dùng: 10 - 25g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: nấu nước rửa hoặc giã đắp.

Vỏ rễ: trị ho do phế nhiệt, viêm mũi, phù thũng, suyễn do nhiệt, miệng khát, thổ huyết. Vỏ rễ còn có tác dụng lợi tiểu tiếu thũng, hạ huyết áp. Vì vỏ cây có tính hàn nen nhưng người suyễn do hàn không nên dùng.

Cách dùng: 15 - 25g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã vắt lấy nước bôi hoặc nấu nước rửa.

Cành: trị đau vai, nấm da, viêm khớp, đau lưng, tay chân tê dại, huyết hư, bong gân, đau dạ dày:

Cách dùng: 25 - 50g, sắc nước uống .

Dùng ngoài da: nấu nước rửa.

Cây tầm gửi trên cây dâu: trị đau mỏi lưng và đầu gối, yếu gân cốt, động thai.

Quả: trị chứng choáng váng đầu óc, mắt mờ, mất ngủ, đau bụng, khô họng, suy nhược thần kinh, thiếu máu, huyết hư, ruột khô, táo bón, viêm gan mãn tính, trừ khát, bệnh tràng nhạc (bệnh lao hạch ở hai bên cổ).

Cách dùng: 10 - 25g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: ngâm nước rửa.

LƯU Ý KHI DÙNG

- Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, tiêu hóa kém, thận hư không nên dùng.

- Người bị hen phế quản do phế hàn không nên dùng vỏ cây dâu.

Một số bài thuốc trị bệnh từ dâu tằm

Mất kinh ở phụ nữ

- Nguyên liệu: 35g dâu tằm, 25g huyết đằng, 7,5g hoa hồng, rượu vừa đủ dùng.

- Cách dùng: Cho nguyên liệu vào rượu với lượng nước vừa phải, nấu sôi; sáng, tối mỗi buổi 1 lần, dùng khi còn ấm.

Khớp đau do gặp gió

- Nguyên liệu: 70g dâu tằm tươi, loại chín đen.

- Cách dùng: Cho vào lượng nước vừa đủ sắc uống.

Suy nhược thần kinh

- Nguyên liệu: 40g dâu tằm, 25g hà thủ ô, 25g cây trinh nữ.

- Cách dùng: Cho 2 chén nước vào nguyên liệu sắc còn 1 chén, gạn lấy nước rồi cho 1 chén rưỡi nước nữa vào sắc lần thứ hai đến khi còn  phần thì gan ra; hòa chung 2 chén nước sắc lại với nhau; sáng, tối mỗi buổi dùng 1 lần.

Tim thận yếu, bệnh mất ngủ.

- Nguyên liệu: 7,5g dâu tằm tươi.

- Cách dùng: Sắc nước uống.

Đổ mồ hôi trộm, hay ra mồ hôi

- Nguyên liệu: 25g dâu tằm, 20g ngũ vị tử.

- Cách dùng: Sắc nước uống, chia 2 lần dùng.

Táo bón

- Nguyên liệu: 50g dâu tằm.

- Cách dùng: Sắc nước uống, chia 2 lần dùng.

Trúng độc rết

- Nguyên liệu: 75g rễ dâu tằm.

- Cách dùng: Sắc nước uống, hoặc nấu nước ép rễ dâu để giải độc.

Viêm khí quản cấp tính

- Nguyên liệu: 20g vỏ cây dâu, 20g lá tỳ bà, 12,5g thiên môn đông, 10g lá tía tô, 10g trần bì.

- Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào lượng nước vừa đủ sắc uống, chia 2 lần dùng.

Viêm khí quản mạn tính

- Nguyên liệu: 15g vỏ rễ dâu, 40g khoản đông hoa, 20g bách hợp, 15g hạnh nhân, một ít nước gừng tươi và mật ong.

- Cách dùng: Cho 4 nguyên liệu đầu vào sắc với 1 chén nước lớn, sắc còn nửa chén là được, rót ra cho nước gừng và mật ong vào dùng.

Viêm thận mạn tính

- Nguyên liệu: 75g dâu tằm, 40g nho, 50g ý nhân.

- Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống, chia làm 2 lần dùng.

Cấp cứu khi bị trúng nắng

- Nguyên liệu: 50g lá dâu tằm.

- Cách dùng: Lá dâu rửa sạch, sắc đặc với nước, chia 3 lần dùng.

Gan thận hư dẫn đến suy nhược thần kinh

- Nguyên liệu: 75g dâu tằm tươi, đường trắng vừa đủ dùng.

- Cách dùng: Cho dâu tằm vào 2 chén nước sắc còn 1 chén, gạn lấy nước, cho đường vào, dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.

Sức khỏe còn yếu khi vừa khỏi bệnh

- Nguyên liệu: 25g dâu tằm

- Cách dùng: Sắc nước uống thay trà.

Ho

- Nguyên liệu: 15g vỏ rễ dâu, 15g vỏ rễ cẩu khởi, gạo vừa đủ dùng, 5g cam thảo.

- Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc nước uống, chia 2 lần dùng.

Bệnh khi về già

- Nguyên liệu: 25g cành dâu, 25g quyết minh tử, 25g địa du.

- Cách dùng: Cho các nguyên liệu vào sắc nước uống.

Tin tức liên quan