Hotline: 0912192311

Tài liệu chứng minh đu đủ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Ngày 28 Tháng 10 Năm 2024

ĐU ĐỦ

đu đủ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Tính vị của đu đủ

Quả đu đủ: vị ngọt, tính bình.

Củ, rễ đu đủ: vị ngọt, tính bình.

Phần dùng để ăn: quả đu đủ chín.

Phần dùng làm thuốc: cây tươi, hạt quả đu đủ chín.

Lưu ý khi dùng đu đủ

- Ăn nhiều đu đủ sẽ sinh trướng khí, bệnh tả.

- Đu đủ vừa chín tới rất thích hợp cho người tiêu hóa không tốt.

- Trong hạt đu đủ có thành phần làm hư thai, thai phụ nên cẩn thận khi dùng.

Tác dụng trị bệnh của đu đủ

Đu đủ: dụng hóa thấp, điều trị kinh mạch không lưu thông dẫn đến đau nhức, tê liệt, co duỗi khó khăn; còn có tác dụng giảm sưng khớp và hỗ trợ tiêu hóa; điều trị cao huyết áp, lượng mỡ trong máu cao, các bệnh về tim, viêm dạ dày, thiếu sữa; chữa trị chứng béo phì, tiêu hóa không tốt; kiện tỳ, bổ gân cốt, thanh nhiệt, giải khát, giải độc, giảm sưng, giải rượu.

Cách dùng: 15 - 25g, sắc nước uống hoặc ăn sống.

Dùng ngoài da: giã nát quả đu đủ tươi để xoa bóp.

Lá đu đủ: trị sưng đau.

Dùng ngoài da: ép lấy nước xoa bóp hoặc nghiền nát rồi đắp lên chỗ đau.

Thân đu đủ: giải độc, chữa lành xương gãy, mụn nhọt lở loét gây sưng tấy.

Thành phần dinh dưỡng của đu đủ

Vitamin: Vitamin A, vitamin B1 0,02mg, vitamin B2 0,04mg, vitamin B5 0,42mg, vitamin B6 0,01mg, vitamin B7 38 microgam, vitamin C 50mg, vitamin E 0,3mg,

3 dinh dưỡng chính: Protein 0,4g, chất béo 0,1g, cacbohydrat 6,2g

Khoáng chất: Canxi 17mg, kali 18mg, magne 9mg, selen 1,8 microgam, sắt 0,2mg, natri 28mg, kẽm 0,25mg, đồng 0,03mg, phospho 12mg

Chất xơ: 0,8g

Thông tin bổ sung

- Đu đủ có tác dụng kiềm chế trung khu thần kinh bị tê liệt, trúng độc, kháng ung thư và bệnh huyết trắng. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng dưỡng khí.

- Chất xúc tác protein trong đu đủ có thể trợ giúp tiêu hóa protein, có tác dụng đối với những trường hợp tiêu hóa chậm hay bị viêm dạ dày; đu đủ còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời có thể tiêu diệt và kìm hãm các loại ký sinh trùng.

- Quả đu đủ chín ngoài việc dùng để chữa bệnh ngoài da, còn có tác dụng chữa trị bệnh trĩ hoặc táo bón rất tốt.

- Đu đủ và các loại hải sản tươi sống kỵ nhau:

Đu đủ có chất protein, đặc biệt có khả năng phân giải các chất lên men, loại bỏ chất béo có trong các loại thịt và cả lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Hơn nữa, thịt đu đủ còn có ưu diểm là làm thuốc tẩy ruột, có thể làm giảm thiểu các chất cặn bã tích tụ trong cơ thể, do đó không nên ăn cùng với các loại hải sản như cá biển, tôm biển.

- Đu đủ có tác dụng bổ trợ cho sữa bò:

Sữa bò là thực phẩm thiết yếu để làm đẹp, nếu dùng chung với đu đủ sẽ rất tốt.

Tin tức liên quan