Quả hồng: vị ngọt, hơi chát, chua, tính hàn.
Mứt hồng: vị ngọt, chát, tính bình.
Hồng khô: vị ngọt, chát, tính hàn.
Bột hồng khô: vị ngọt, tính mát.
Lá hồng: vị đắng, tính hàn.
Cuống quả hồng: vị đắng, chát, tính bình.
Rễ hồng: vị đắng, chát, tính bình.
Hoa hồng: vị ngọt, tính bình.
Phần dùng để ăn: quả hồng, mứt hồng, hồng khô, bột hồng khô.
Phần dùng làm thuốc: toàn bộ thân cây, rễ lá.
Vitamin: Vitamin A 20microgam, Vitamin B1 0,02mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin B5 0,28mg, vitamin B6 0,06mg, vitamin B7 63 microgam, vitamin C 30mg, Vitamin E 1,12mg,
3 dinh dưỡng chính: Protein 0,4g, chất béo 0,1g, cacbohydrat 17,1g
Khoáng chất: Canxi 9mg, kali 151mg, magne 19mg, Selen 0,24 microgam, sắt 0,2mg, natri 0,8mg, kẽm 0,08mg, đồng 0,06mg, phospho 23mg
Chất xơ: 1,4g
Quả hồng: thanh nhiệt giải độc, giảm ho tiêu đờm, sinh tân dịch, giải khát, kiện tỳ, kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp.
Bột hồng khô: thanh nhiệt tiêu đờm, sinh tân dịch, giải khát, trị phổi nóng.
Cuống quả: hạ khí, ngưng nấc cụt.
Hồng khô: nhuận phế, cầm máu, se ruột.
Lá hồng: ngưng ho, hết suyễn, cầm máu, giảm huyết áp.
Vỏ quả hồng: trị nọc độc, u nhọt, ghẻ lở.
Hồng xanh: thanh nhiệt, giã rượu, có nhiều chất tannin (dùng để thuộc da thú).
Vỏ cây hồng: thanh nhiệt, giải độc, cầm máu.
Hoa hồng: trị ghẻ lở, nôn ói, ợ chua.
Rễ hồng: mát máu, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc.
Mứt hồng: bổ phổi cầm máu, kiện tỳ, se ruột.
Quả hồng: trị tuyến giáp sưng đau, ho suyễn, hay giật mình, táo bón, đau ruột, nôn ói, đau dạ dày, viêm ruột mãn tinh, phổi nóng, ho khạc, đau họng, xuất huyết dạ dày, xuất huyết ruột, bệnh trĩ, huyết áp thấp, suyễn nóng, lưỡi miệng bị lở, nôn ra máu.
Cách dùng: ăn sống, sắc nước uống, hoặc rang khô rồi nghiền nát, quả hồng chưa chín dầm ép lấy nước uống đều được.
Hồng khô: trị nôn ra máu, khạc ra máu, ra máu ở đường tiết niệu, bệnh trĩ ra máu, kiết lỵ.
Cuống hồng: giảm sốc khí, ngưng nấc cụt, trị chứng sợ lạnh, hay tiểu đêm, chứng dạ dày khó chịu khi ăn.
Cách dùng: cuống hồng từ 5 - 15g sắc nước uống.
Dùng ngoài da: nghiền nát rồi đắp lên vết thương.
Bột hồng khô: trị lưỡi, miệng bị lở; giúp giải khát.
Cách dùng: 8 - 15g bột hồng khô, pha nước nóng uống.
Dùng ngoài da: thoa lên vết thương.
Rễ hồng: trị băng huyết, bệnh trĩ, đi tiện ra máu, xơ cứng huyết quản, huyết áp cao.
Cách dùng: 40 - 150g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: bôi lên vết thương.
Vỏ cây: hạ huyết áp, trị bỏng.
Cách dùng: 5 - 6g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: giã rồi đắp lên vết đau.
Mứt hồng: trị khô họng, khàn tiếng, khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, tỳ hư, tiêu hóa thức ăn không tốt, kiết lỵ, sắc mặt tím đen.
Cách dùng: ngậm và nuốt từ từ, hoặc nấu chín, rang khô rồi sắc uống.
- Sau khi ăn hồng, không nên uống rượu trắng, nước nóng cũng như trà vì sẽ dễ dẫn đến đau dạ dày.
- Người đang đói tránh ăn hồng; không được dùng chung hồng với cua.
- Người có khí hư, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau khi sinh, người bị phong hàn cảm sốt không nên ăn quá nhiều hồng.
- Người tỳ vị hư hàn, phù thũng và bệnh sốt rét không được ăn hồng.
- Người có đàm nhiều và đặc, cẩn thận khi ăn hồng.
Thông tin bổ sung
- Trong quả hồng tươi có hàm lượng Iodine cao, ăn thường xuyên sẽ có tác dụng đối với những người bị đau tuyến giáp. Enzym xeton trong lá hồng giúp giảm huyết áp, có tác dụng đẩy nhanh sự lưu thông của động mạch cơ tim; thanh phần trong lá hồng có tác dụng khống chế tụ cầu khuẩn.
- Các chất trong cuống hồng có tác dụng làm ổn định và chống lại rối loạn tuần hoàn tim. Thường dùng cuống hồng để trị bệnh nấc cụt, đái dầm, viêm dạ dày.
- Lá hồng có thể làm trà, thường xuyên uống trà lá hồng giúp ổn định và hạ huyết áp, giảm xơ cứng huyết quản, tiêu viêm lọc máu.
Share: