Cây lưỡi rắn (Ophioglossum Petiolatum Hook) còn có các tên gọi khác là: Đơn đòng, vương thái tô, nọc sởi, cóc mẩn, (bạch hoa) xà thiệt thảo... Đây là loài cây cỏ, nhỏ, thường mọc hoang ở bờ ruộng, sườn núi hoặc hai bên đường đi. Thân cây cao khoảng 10 - 25cm, màu nâu nhạt, tròn ở gốc và phân thành nhiều cành. Phần rễ cây ít và có củ.
Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc. Cây có thể thu hái vào mùa hè, thu khi ra hoa, sau đó để tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Cây lưỡi rắn được phát hiện ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh dùng chữa rắn cắn, đậu sỏi.
Theo thường dụng Trung dược thảo thủ sách, cây lưỡi rắn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu, chữa viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm gan cấp tính, mụn nhọt sưng tấy, bị thương máu ứ sưng đau và rắn độc cắn dùng 100 - 300g sắc uống. Ngoài ra dùng đắp vết thương.
Nhân dân Trung Quốc còn dùng cây lưỡi rắn khô 80g (hay 160g tươi) với cây Hoàng cầm râu tức Bán chi liên, bằng nửa liều cỏ lưỡi rắn (40g thuốc khô hay 80g thuốc tươi) sắc uống hàng ngày để chữa ung thư phổi, ung thư trực tràng vào thời kỳ đầu.
Nhân dân Phú Thọ có kinh nghiệm dùng chữa rắn cắn, độc chạy vào tim, tím tái hôn mê, sắc 300g cho uống liên tục sẽ cứu sống được người bệnh.
Trên đây là đặc điểm cũng như công dụng của cây lưỡi rắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng và cách dùng phù hợp.
Nguồn: Sách Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà - NXB Văn hóa Dân tộc
Share: