Hotline: 0969771256

Cây Mía tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giảm nôn mửa

Ngày 07 Tháng 02 Năm 2024

Công dụng của mía

Đặc tính, công dụng của cây mía

TÍNH VỊ

Mía: vị ngọt, tính mát.

Thân mía: vị ngọt, tính bình.

Phần dùng để uống: nước mía. Phần dùng làm thuốc: thân, rễ, vỏ.

CÔNG DỤNG

Nước mía: tiêu khát hòa trung, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải nhiệt dạ dày, trừ phiền muộn.

Cây mía: thanh nhiệt sinh tân dịch, hạ khí nhuận táo, mía còn được dùng để sản xuất đường ăn.

Bã mía: trị các chứng sưng tấy, bại liệt.

TÁC DỤNG TRỊ BỆNH

Nước mía: thanh nhiệt tiêu viêm; trị chứng phát nóng sinh ho, ho do phổi nóng, ho ra đờm, cổ họng sưng đau, buồn nôn, phụ nữ buồn nôn khi mang thai; trị viêm dạ dày, trúng độc rượu, táo bón, tiểu tiện khó, khạc ra máu, tiểu ra máu.

Cây mía: trị nóng, phổi nóng phát ho, muộn phiền khát nóng, buồn nôn, táo bón, giải độc rượu.

Rễ: trị cao huyết áp.

Vỏ: trị da ngứa ngáy, trẻ em bị cam tích, ghẻ lở, u nhọt ở “bàn tọa" (hai mông).

Cách dùng: 50 - 100g mía, sắc hoặc ép lấy nước uống hàng ngày.

LƯU Ý KHI DÙNG

Người có tỳ, dạ dày lạnh và đau nên hạn chế ăn mía.

Người hay bị lạnh bụng, tiêu chảy, bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.

Ăn quá nhiều đường mía dễ bị sâu răng.

THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Mía tươi lạnh đem ép lấy nước uống có tác dụng tiêu trừ phiền muộn, giải nhiệt, trị bệnh phong nhiệt..

2. Mía có hàm lượng đường phong phú nên khi đưa vào cơ thể rất dễ hấp thụ, giúp bổ sung năng lượng, tăng cường dinh dưỡng, là thực phẩm thanh bổ mà không có tính hàn.

3. Nước mía có thể làm giảm chứng hen suyễn và tiêu đàm.

Một số bài thuốc trị bệnh từ Mía

Bàng quang ẩm nóng tiểu tiện đau

Nguyên liệu: 500g mía, 30g rễ cỏ tranh tươi, 30g mã đề tươi.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ 10 chén nước, sắc còn 3 chén, uống hàng ngày thay trà.

Viêm họng mãn tính

Nguyên liệu: 250g mía, 30g rễ tranh tươi, 40g khoai lang tươi.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ  chén nước, sắc còn 3 chén, uống hàng ngày thay trà.

Chứng sưng phù lúc mang thai

Nguyên liệu: 400g mía tươi.

Cách dùng: Mía rửa sạch cho vào 8 chén nước, sắc còn 3 chén, chia làm 3 lần uống.

Phổi khô nóng, hay ho

Nguyên liệu: 50ml nước mía ép, 50ml nước lê ép.

Cách dùng: Hòa hai loại nước ép trên, uống mỗi ngày 2 lần.

Chứng buồn nôn ở thai phụ

Nguyên liệu: 1 ly nước mía tươi, 20ml nước ép gừng tươi.

Cách dùng: Pha hai loại với nhau, mỗi ngày uống 1 lần; dùng liên tục 5 - 7 ngày.

Cao huyết áp

Nguyên liệu: 25g rễ mía, 25g rau khúc (rau dùng để làm bánh khúc), 50g vỏ chuối tiêu.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc nước uống.

Nôn mửa

Nguyên liệu: Nửa ly nước mía, một muỗng nước cốt gừng.

Cách dùng: Cho hai nguyên liệu vào nồi đun sôi uống.

Khô cổ sau khi uống rượu.

Nguyên liệu: 400ml nước mía.

Cách dùng: Đun sôi uống.

Bệnh ung thư mới phát hiện, miệng khô nóng, chán ăn

Nguyên liệu: Nước mía, nước lê ép, nước nho ép lượng vừa đủ dùng.

Cách dùng: Pha các loại nước ép lại với nhau, uống thường xuyên, có thể dùng lạnh hoặc nóng tùy thích.

Ăn không tiêu, ruột sưng tấy

Nguyên liệu: 150g nước mía, 150g củ cải tươi.

Cách dùng: Củ cải rửa sạch, xắt khoanh, cho vào một lượng nước vừa đủ nấu cùng với nước mía đến khi củ cải chín là được, sau đó đem lọc lấy nước uống.

Tin tức liên quan