Hotline: 0969771256

Cam và các bộ phận của cam giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Ngày 01 Tháng 10 Năm 2024

QUẢ CAM

Quả cam

Tính vị các bộ phận của cam

Quả cam: vị ngọt, chua, tính bình.

Vỏ xanh của quả cam: vị đắng, cay, tính mát.

Lá cam: vị đắng, cay, tính bình.

Vỏ quả: vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ôn.

Rễ cam: vị đắng, cay, tính bình.

Mứt cam: vị ngọt, cay, tính ôn.

Xơ cam: vị ngọt, đắng, tính bình.

Hạt cam: vị đắng, tính bình.

Vỏ cây cam: vị cay, đắng, tính ôn.

Phần dùng để ăn: quả cam.

Phần dùng làm thuốc: vỏ cam, lá cam, màng trắng trong quả, rễ cam, xơ cam, hạt cam.

Công dụng các bộ phận của cam

Quả cam: nhuận phế sinh tân dịch, lý khí hòa vị, giã rượu, thông tiện.

Rễ cam: hành khí giảm đau.

Vỏ xanh của quả cam: trị xơ gan, giảm đau, phá khí tiêu tích tụ.

Lá cam: trị xơ gan, giúp hành khí, tiêu đàm, tan kết.

Mứt cam: tan chất ứ đọng, tiêu đờm.

Xơ của quả cam: trị khí hư, tiêu đờm.

Hạt cam: lý khí, tán kết, giảm đau.

Vỏ cây cam: lý khí điều trung, táo thấp hóa đờm.

Trần bì (vỏ cam để nơi thoáng mát hoặc phơi ngoài nắng đến khô): hành khí kiện tỳ, táo thấp hóa đờm.

Tác dụng trị bệnh của cam

Quả cam: giải khát, trị nấc cụt, màng ngực kết khí, phổi sưng, ho mãn tính, người già ho ra đàm nhiều, giã rượu, trị bệnh tim, bệnh huyết quản, cao huyết áp, ăn không tiêu, chán ăn, táo bón, đau cơ ngực.

Cách dùng: dùng quả ăn ngay hoặc nấu nước uống .

Dùng ngoài da: vắt nước thoa lên vết đau.

Vỏ xanh của quả cam: chữa trị chứng gan hoạt động trì trệ, cơ mạch phù trướng, bệnh thoát vị bụng, đầy bụng sưng đau, tích khí sưng đau, khí trệ huyết ứ tích tụ thành khối.

Cách dùng: 5 - 10g phần vỏ xanh của cam, 5 - 10g trần bì đem sắc nước uống.

Lá cam: trị lồng ngực trướng đau, bệnh thoát vị bụng, tắc tuyến sữa, vú nổi bướu.

Cách dùng: 7,5 - 20g lá cam, lá tươi có thể từ 75 - 150g; nấu nước uống hoặc giã nát, vắt lấy nước bôi lên vết thương.

Vỏ quả cam: trị lồng ngực, dạ dày uất hơi, chán ăn.

Mứt cam: trị dầy bụng, chậm tieu, bệnh tieu chảy, kiết lỵ, ho, hen suyễn.

Cách dùng: 5 - 10g, sắc nước uống.

Hạt cam: trị bệnh thoát vị bụng, đau sưng tinh hoàn, đau lưng, tắc sữa.

Cách dùng: 5 - 15g hạt cam nấu nước uống.

Trần bì: trị tỳ, dạ dày hoạt động trì trệ dẫn đến màng ngực đau nhức, chán ăn, ho nhiều đờm, ngực uất hơi khó chịu.

Rễ cam: trị tỳ và dạ dày hoạt động trì trệ, màng ngực sưng đau, đau thoát vị bụng.

Cách dùng: rễ cam từ 10 - 25g nấu nước uống.

Lưu ý khi dùng cam

- Người có tỳ vị yếu, phụ nữ sau sinh không nên ăn.

- Người bị thương hàn cảm sốt cũng không nên dùng.

- Người bị suy nhược cơ thể, cẩn thận khi dùng hạt cam.

- Lớp vỏ xanh ngoài cùng của cam phá khí rất mạnh, cho nên những người có khí yếu không nên dùng.

Thành phần dinh dưỡng của cam

Vitamin: Caroten 0,55mg, vitamin B 0,08mg, vitamin B2 0,3mg, vitamin B3 0.3mg, vitamin C 34mg

3 chất dinh dưỡng chính: Protein 0,9g, chất béo 0,2g, cacbohydrat 11,5g

Khoáng chất: Canxi 35mg, Kali 154mg, Magne 11mg, Đồng 0,04mg, Photpho 18mg, Natri 1,4mg, Kẽm 0,08mg, Selen 0,3 microgam, Sắt 0,2mg, Mangan 0,14mg

Chất xơ 0,4g

THÔNG TIN BỔ SUNG

- Cam giúp phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch, có khả năng giải độc. Ăn cam thường xuyên có tác dụng làm cho tim gan khỏe mạnh.

- Vỏ cam phơi khô trong Đông y gọi là trần bì, là phương thuốc quý giúp dạ dày khỏe mạnh, chống buồn nôn, lợi tiểu, có khả nắng ức chế vi khuẩn xâm nhập màng bồ đào, thúc đẩy tim hoạt động khỏe mạnh, tăng sức lưu thông của huyết quản, thông ruột và dạ dày, trị ho.

- Vitamin B trong vỏ cam có khả năng hỗ trợ mao mạch, cũng có khả năng phòng và trị huyết quản bị vỡ; ngoài ra, vỏ cam còn có tác dụng cầm máu.

Tin tức liên quan