Hotline: 0969771256

Bộ phận làm thuốc và thành phần hóa học của Sắn dây

Ngày 17 Tháng 08 Năm 2023

SẮN DÂY

Thành phần hóa học của sắn dây

Tên khác; Cát căn, khâu cát (Tày).

Tên khoa học; Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Maesen, Họ Đậu (Fabaceae)

Mô tả: Cây thảo, leo. Thân dài tới 10m, có lông. Lá kép gồm 3 lá chét nguyên hoặc chia 2 - 3 thuỳ. Phiến lá chét dài 7 - 15 cm, rộng 5-12 cm, hai mặt phiến lá và cuống lá đều có lông. Có lá kèm và lá kèm nhỏ. Rễ củ to, chứa nhiều tinh bột. Hoa màu xanh tím, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu, dài 9-10 cm, rộng 1cm, bên ngoài vỏ quả có nhiều lông.

Nơi mọc: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy củ ăn, chế bột sắn dây và làm thuốc (gọi là cát căn).

Bộ phận làm thuốc

Lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây.

Thành phần hoá học

Trong rễ củ có 12 - 15 phần trăm tinh bột (tính theo trọng lượng rễ tươi), chất saponosid và một wavonosid chính là puerarin. Trong lá có asparagin.

Công dụng

Ngoài việc dùng để ăn và làm thuốc, nhiều bộ phận của cây sắn dây còn được dùng để giải độc. Cách dùng như sau:

Củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống.

Bột sắn dây pha với nước, thêm đường để uống.

Hoa sắn dây còn dùng chữa say rượu.

Lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn cắn, bã đắp lên trên vết rắn cắn.

Nguồn: Cây độc Việt Nam

Tin tức liên quan