Hotline: 0915742369

Bài thuốc trị bệnh từ quả vải

Ngày 20 Tháng 03 Năm 2025

QUẢ VẢI

Quả vải

Thành phần và tác dụng của quả vải

Vải còn gọi là lệ chi, cây vải được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5 - 6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4 - 8g dưới dạng bột hay sắc uống. Cùi vải chứa nhiều đường, vitamin A, B, C, vitamin A và vitamin B. Cùi vải được dùng để ăn và còn là một vị thuốc trong Đông y. Cùi vải có vị ngọt, chua, tính bình có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10 - 16g cùi vải khô. Ngoài ra người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.

Bài thuốc phối hợp từ quả vải

Mụn nhọt: Cùi vải giã nát với ô mai tạo thành cao đắp lên mụn hoặc lấy 5 - 7 cùi quả vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao dán lên nơi mụn nhọt.

Chữa nấc: Quả vải đốt thành than, tán bột hoà với nước ấm uống.

Đau răng: Quả vải thêm ít muối đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.

Tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hoà với rượu uống ngày 4 - 6g. Hoặc hạt vải, trần bì, hồi hương, ba vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4 - 6g.

Tin tức liên quan