Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ). Hạt gấc dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa. Hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Màng đỏ của hạt quả gấc chín có những thành phần: Nước, protein, lipit, gluxit, xơ, beta caroten. Đặc biệt thành phần vitamin A rất quan trọng trong việc đề phòng các bệnh do thiếu vitamin A, bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, chậm lớn ỏ trẻ em, ung thư gan nguyên phát. Vitamin A còn tham gia vào quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể, tác động đến quá trình biệt hoá tế bào, sinh sản tinh trùng, phát triển bào thai, kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch của cơ thể và hoạt động của các cơ quan thính giác, vị giác.
Bệnh trĩ: Dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần.
Chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hoá các tế bào biểu bì ỏ một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35 - 40°. Bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5 - 7 ngày sẽ có kết quả).
Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy). Cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30 - 40 hạt thì cho 400 - 500ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.
Mụn nhọt, ghẻ lỗ: Hạt gấc giã với một ít rượu 30 - 40°, đắp lên vùng mụn và ghẻ lỏ.
Sốt rét: Hạt gấc và vảy tê tê hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi lần dùng 2g hòa vối rượu ấm uống lúc đói.
Share: