Hotline: 0969771256

Tác dụng chữa bệnh của cây bồ đề

Ngày 15 Tháng 07 Năm 2022

PQA - Cây bồ đề có tính bình, vị cay, đắng và không chứa độc, trong Y học cổ truyền và hiện đại thường dùng các hoạt chất chiết xuất từ cây bồ đề làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu có tác dụng chính như sát trùng, giảm đau và điều trị các bệnh đau nhức xương khớp. Sau đây là một số bài thuốc có cây bồ đề mời mọi người tham khảo.

Bài thuốc từ cây bồ đề

Bài thuốc từ cây bồ đề

Trị ho: Dùng 0,5g nhựa cây bồ đề mài với mật ong và uống. Mỗi ngày uống 2 – 4 lần, giúp giảm ho và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy ở vòm họng.

Trị chứng lãnh khí, hàn thấp: Dùng 4g nhựa bồ đề, 8g nhân sâm và 8g phụ tử. Mỗi ngày sắc 1 thang, uống đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Giảm đau nhức răng: Hái nắm lá bồ đề rửa sạch giã nát và vắt lấy nước cốt ngậm hoặc súc miệng giúp giảm đau nhức.

Khử trùng vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm: Dùng chồi non cây bồ đề rửa sạch, giã nát lấy nước cốt rồi thoa đều lên miệng vết thương.

Giảm đau nhức xương khớp: 80g nhựa bồ đề đun nóng sang thể lỏng rồi trộn với 160g thịt heo nạc đã thái mỏng. Cho thịt vào ống tre, đặt lên bếp lửa lớn. Đặt miệng ống hướng về phía khớp xương đau để hơi nóng bốc lên giúp xoa dịu khớp.

Trị cấm khẩu, huyết vận hoặc huyết trướng ở phụ nữ sau sinh: 4g nhựa bồ đề + 20g thủy phi tán thành bột mịn rồi trộn đều. Sắc một chút nước gừng, pha 4g bột trên vào rồi uống.

Viêm phế quản mạn tính: 5g nhựa bồ đề tán thành bột mịn hòa với ít rượu cho tan rồi trộn thêm 100ml siro và lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần Dùng 10 – 20g.

Chữa chứng tim bỗng nhiên đập nhanh, đau hoặc hồi hộp: Nhựa cây bồ đề tán bột mịn. Mỗi ngày hòa tan 2g với nước sôi và uống.

Giúp làm lành vết thương, viêm chân răng và nẻ vú: Cho 20g nhựa bồ đề ngâm với 100g cồn 80 độ trong bình thủy tinh đậy kín từ 10 – 15 ngày. Mỗi ngày thoa 3 lần lên vết thương đã được vệ sinh sạch. Đối với bệnh viêm chân răng chỉ cần ngậm nước thuốc trong miệng từ 5 – 7 phút mỗi ngày, giúp giảm đau và sưng viêm.

Điều trị đau bụng, trúng phong, thổ tả và hôn mê: Lấy khoảng 2 – 3g nhựa cây bồ đề sắc nhỏ lửa cho tan chảy. Chia đều làm 2 và uống trong ngày.

Lưu ý:

Người mắc bệnh âm hư hoảng vượng, có khí hư, người ăn ít hoặc chán ăn, người bị dị ứng với hoạt chất có trong nhựa cây bồ đề, người không có bệnh...không được dùng dược liệu này.

>> Tác dụng chữa bệnh của rau sam

Tin tức liên quan