Hotline: 0969771256

Siro PQA Amidan

265000 Tình trạng: hết hàng
Hô Hấp

Người bị ho, sưng đau họng do viêm họng, viêm amidan

Số lượng:
Gọi đặt mua:
0969771256 (Cả Thứ 7, Chủ Nhật)
Thông tin sản phẩm

THÔNG TIN SẢN PHẨM SIRO PQA AMIDAN

Siro PQA Amidan là dược phẩm thảo dược giúp bổ phế, hỗ trợ giảm ho, giảm sưng đau do viêm họng, viêm amidan.

Thành phần

Trong 125ml chứa 62,5g cao lỏng tương đương với thảo mộc khô:

Huyền sâm: 12,20g

Sa sâm: 9,15g

Mạch môn: 9,15g

Tang bạch bì: 9,15g

Ngưu tất: 9,15g

Xạ can: 6,10g

Thăng ma: 4,55g

Cát cánh: 3,05g

Phụ liệu vừa đủ 125ml.

Công dụng

Giúp bổ phế, hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm sưng đau do viêm họng, viêm amidan.

Đối tượng sử dụng

Người bị ho, sưng đau họng do viêm họng, viêm amidan

Cách dùng

Ngày uống 3 lần

– Trẻ em dưới 2 tuổi: Tham khảo ý kiến thầy thuốc

– Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Mỗi lần uống 5ml

– Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 10ml

– Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 15ml

– Người lớn: Mỗi lần uống 20ml

Mỗi đợt dùng 3 tháng. Nên dùng 2 – 3 đợt.

Lắc đều nhẹ nhàng trước khi dùng.

Có lắng cao thảo dược, hãy pha với nước sôi khuấy đều uống hết khi còn ấm.

Lưu ý:

Sản phẩm có thành phần hoạt chất là chất chiết xuất từ thảo mộc do đó màu sắc đôi khi có thể bị thay đổi. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.

Không dùng quá 4 tuần sau lần mở nắp đầu tiên.

Cảnh bảo về sức khỏe

– Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này.

– Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.

Hạn sử dụng

36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên bao bì.

Số đăng ký: 11650/2019/ĐKSP

Số XNQC: 1156/2020/XNQC-ATTP


VIÊM AMIDAN: TRIỆU CHỨNG, PHÂN LOẠI VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm amidan là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Amidan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho vùng họng của người bệnh. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn

Viêm amidan là gì?

Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Khi virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn vào cơ thể khiến amidan không thể chống lại được, gây ra nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Viêm Amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Viêm amidan thường được chẩn đoán ở trẻ em từ tuổi mẫu giáo đến tuổi thiếu niên. Các triệu chứng bao gồm đau họng, sưng amidan và sốt.

Tình trạng này dễ lây lan và có thể do nhiều loại virus và vi khuẩn phổ biến, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcal, gây ra viêm họng liên cầu khuẩn. Viêm amidan do viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

 

Viêm amidan rất dễ chẩn đoán và các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.

Viêm amidan cấp thường gặp ở tuổi nào? | Vinmec

Phân loại viêm amidan

Viêm amidan được phân chia làm 2 loại:

  • Viêm amidan cấp tính: Một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan, gây sưng và đau họng, chủ yếu ở amidan khẩu cái. Amidan có thể phát triển một lớp phủ màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm.
  • Viêm amidan mãn tính: Nhiễm trùng amidan dai dẳng, đôi khi là kết quả của các đợt viêm amidan cấp tính lặp đi lặp lại.

Nguyên nhân gây viêm amidan

Do cấu tạo của amidan có nhiều khe và hốc nên đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như:

 

  • Do nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex.
  • Người bệnh có tiền sử đã từng mắc hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi,ho gà, ...
  • Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
  • Do sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.

Triệu chứng của viêm amidan

- Cổ họng khô, hơi thở có mùi: Nguyên nhân bởi các vi khuẩn tập trung ở amidan và các dịch mủ tồn động dẫn đến hơi thở có mùi, ngứa họng, vướng họng.

- Amidan phì đại khiến việc nuốt đồ ăn thức uống gặp khó khăn, kể cả khi nói cũng không rõ ràng, phát ra tiếng ngáy khi ngủ.

- Xuất hiện hiện tượng xuất huyết, hốc miệng có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm miệng.

- Ở cổ thấy hạch bạch huyết, nhất là ở vị trí thành sau hàm dưới dẫn đến sưng to và đau

- Các triệu chứng khác có thể là sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu và đau đầu…

Biến chứng của viêm amidan

Viêm amidan nếu không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn:

  • Áp xe peritonsillar: Nhiễm trùng tạo ra một túi mủ bên cạnh amidan, đẩy nó về phía đối diện. Áp xe peritonsillar phải được dẫn lưu khẩn cấp.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính: Thường do virus Epstein-Barr gây ra gây ra sưng to ở amidan, sốt, đau họng, phát ban và mệt mỏi.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn: Streptococcus, một loại vi khuẩn, lây nhiễm amidan và cổ họng. Sốt và đau cổ thường đi kèm với đau họng.
  • Amidan mở rộng (phì đại): Amidan lớn làm giảm kích thước đường thở, làm cho ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ nhiều hơn
  • Sỏi Amidan: Tình trạng xuất hiện các khối màu trắng hoặc vàng trên amidan do mắc thức ăn tại amidan khiến vi khuẩn phát triển lắng đọng chất cặn tạo thành sỏi.
  • Viêm khớp cấp: Các khớp cổ tay, khớp đầu gối, các ngón tay ngón chân bị sưng, nóng, đỏ và đau, toàn thân mệt mỏi, uể oải.
  • Sau viêm amidan có thể bị viêm cầu thận, viêm thận cấp: Người bệnh bị phù chân, phù mặt

 

viêm amidan

Sỏi amidan (màu trắng) là một trong những biến chứng của viêm amidan

Phòng ngừa viêm amidan

Viêm amidan chủ yếu là do virus và vi khuẩn truyền nhiễm gây nên. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là thực hành vệ sinh tốt.

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc dụng cụ cá nhân
  • Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi sau đó rửa tay thật sạch

Khi Amidan bị viêm mãn tính gây ra tình trạng viêm Amidan hốc mủ. Hiện nay, ngày càng có nhiều người bị mắc bệnh viêm Amidan hốc mủ gây khó khăn sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tùy thuộc vào từng mức độ phát triển của bệnh mà có những phương thức điều trị như sau:

ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TÂY Y

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng diệt khuẩn, chống lại các tác nhân gây bệnh bình thường do sự ức chế tổng hợp màng tế bào gắn vào một số protein đích yếu khiến những ký sinh trùng không thể hoạt động được.
  • Nếu nghi ngờ viêm Amidan hốc mủ do nguyên nhân liên cầu Beta tan huyết nhóm A phải điều trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như Penicillin G và kéo dài quá trình điều trị trong 2 tuần.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều. Liều khuyến cáo ở trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày.
  • Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm Alpha-choay, Amitase.
  • Thuốc giảm ho.

Điều trị tại chỗ:

  • Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicarbonate, nước muối 0,9%,....
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine, ....

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN THEO NGUYÊN LÝ ĐÔNG Y

Theo quan điểm của Đông y, viêm Amidan thuộc chứng phong nhiệt nhũ nga, có ba căn nguyên chính:

 

  • Phong nhiệt xâm nhập vào phế hệ khiến tà độc đánh kết khô hầu hạch làm mạch lạc bị cản trở, màng cơ bị thiêu đốt.
  • Ngoại tà ủng thịnh, thừa thế truyền vào lý, phế vị nhiệt thịnh, hỏa nhiệt bốc lên trên, đánh kết khô hầu hạch, màng cơ bị thiêu đốt.
  • Bất nội ngoại nhân do chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều đồ chiên nướng, uống nhiều rượu bia…) nên nhiệt độc công lên trên, đánh vào hầu hạch mà thành bệnh.

 

Do đó người bị viêm amidan thường có biểu hiện là cổ họng sưng đau, hầu họng đỏ, có thể có nốt mủ trắng, xuất hiện chứng phong nhiệt (sốt cao đột ngột). Khi trị bệnh thì cần chú ý sơ phong thanh nhiệt, giải độc tiết hỏa, lợi yết tiêu thũng.

Bài thuốc cổ phương gồm các dược liệu quý như Huyền Sâm, Sa Sâm, Mạch Môn, Tang Bạch Bì, Ngưu Tất, Xạ can, Thăng Ma, Cát cánh có công dụng thanh nhiệt, giải độc tiết hỏa, lợi yết tiêu thũng chủ trị chữa viêm Amidan mạn tính. Trong đó:

- Huyền sâm: Vị đắng, mặn, tính hàn quy kinh Phế, Thận, Tỳ, Vị. Có công dụng Dương âm, sinh tân, giải độc, tả hỏa, lợi yết hầu dùng trong trường hợp viêm họng, viêm amidan, ho khan.

- Sa Sâm: Vị hơi đắng, ngọt và tính mát quy vào kinh Vị và Phế Tác dụng thanh táo nhiệt, nhuận phế và ích vị sinh tân Chủ trị các chứng sinh ra do phế có táo nhiệt: ho, ho khan, miệng khô,...

- Mạch Môn: có vị ngọt, hơi đắng và mang tính hàn quy vào một số loại kinh như vị tân, thủ thái âm phế, kinh tâm tác dụng đối Nhuận phế;Thanh nhiệt;Giải độc; Chủ trị: ho và ho ra máu; khô miệng; ho có đờm.

- Tang bạch bì: Vị ngọt, tính hàn quy vào kinh Phế. Công năng: dịu hen, thanh nhiệt ở phế, tả phế, tiêu phù và bình suyễn. Chủ trị: ho suyễn do phế nhiệt

- Xạ Can: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm

- Thăng Ma: Thanh nhiệt, tán phong, thăng dương

- Cát Cánh: Thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài, tốt cho người bị viêm đau họng khản tiếng. 

Sản phẩm Siro PQA Amidan được sản xuất ứng dụng từ bài thuốc cổ phương trên có công dụng bổ phế, giảm ho, giảm sưng dùng rất cho cho những người bị ho, sưng đau họng do viêm họng, viêm Amidan. Sản phẩm được sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn GMP, được Bộ Y tế Cấp phép và lưu hành toàn quốc.


KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Kết hợp với Giải Nhiệt => Thanh họng, giúp họng hết sưng, nóng, đỏ, đau

Kết hợp với Bát tiên trường thọ => Tăng cường sức khỏe, giúp họng hết sưng, nóng, đỏ, đau

 

Bộ sản phẩm hoàn hảo => Giúp họng hết sưng, nóng, đỏ, đau => hết viêm họng, viêm amidan


Viêm amidan nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người mắc viêm amidan nên ưu tiên trong các bữa ăn của mình.

-  Thực phẩm dạng mềm: Khi bị viêm amidan, vùng họng của hầu hết người bệnh đều có dấu hiệu tổn thương, đau rát. Chính vì vậy việc sử dụng đồ ăn dạng cứng, sắc nhọn có thể gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh, gia tăng cảm giác khó chịu tại vùng họng. Mặt khác, để bảo đảm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn nên kết hợp các thực phẩm bổ dưỡng dưới dạng lỏng, mềm, dễ nuốt. Bệnh nhân và đặc biệt là trẻ bị viêm amidan nên ăn các món ăn như cháo, súp, canh và khuyến khích dùng khi còn ấm.

- Bổ sung vitamin C: có thể nạp nguồn vitamin thông qua việc ăn uống trực tiếp các loại củ quả cam, dứa, ổi… hoặc sử dụng dưới dạng nước ép, sinh tố

Nên bổ sung thêm vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng
Nên bổ sung thêm vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng

- Tăng cường vitamin E trong bữa ăn: Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm như hạt dẻ, cải xanh, rau chân vịt, súp lơ, đi đủ… khi cơ thể nạp đủ số lượng vitamin E cần thiết sẽ giúp phục hồi mô tổn thương, giảm tình trạng viêm nhiễm. Bạn có thể bổ sung quả bơ, súp lơ xanh, rau bina, dầu thực vật… vào trong thực đơn hằng ngày để cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng, mệt mỏi, sưng tấy đỏ amidan…

- Thực phẩm chứa kẽm giúp điều trị hiệu quả viêm amidan: tăng cường ăn các loại thực phẩm như rong biển, hạt óc chó, thịt bò, hạt điều, gan lợn, hàu…

Viêm amidan kiêng ăn gì? 

  • Đồ ăn cay nóng: Khiến kích thích tình trạng ho và tổn thương cổ họng từ đó amidan bị sưng đỏ, khó chịu hơn. Người bệnh cần tránh xa món ăn nhiều ớt, sa tế, tiêu…
  • Thực phẩm cứng, khó tiêu: Những loại thực phẩm cứng như các loại hạt, snack, bánh, các loại đồ ăn vặt… có nhiều cạnh sắc trong quá trình ăn có thể tác động vào amidan, vùng họng bị tổn thương từ đó gây xước, viêm sưng nghiêm trọng hơn.
  • Đồ nhiều dầu mỡ: Món ăn chiên xào sử dụng quá nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, trào ngược axit dạ dày. Tình trạng này kéo dài không tốt cho amidan dễ gây các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Hải sản: Các món hải sản đặc biệt là tôm, ghẹ, cua, sò, ốc… gây kích ứng cổ họng. Từ đó viêm sưng khó kiểm soát, chuyển biến nặng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều axit dạng chua và có tính ăn mòn như cà muối, kim chi…
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Đồ uống có cồn, có gas hoặc nước lạnh… đều nên hạn chế tối đa với người bị viêm amidan bởi chúng gây kích thích gia tăng các triệu chứng bệnh.

GIỚI THIỆU CÔNG TY DƯỢC PHẨM PQA

Dược phẩm PQA - Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP

Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ

Xưởng sản xuất đạt chuẩn GMP của PQANhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA

Khu kiểm nghiệm GLP của công ty PQA

Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA


TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA

Truyền thông nói về pqa


Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho Dược PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA

Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định

Hotline: 18006845

Tư vấn miễn phí 0969771256
Video nổi bật
Xem tất cả
Sản phẩm cùng loại