Hotline: 0969771256

PQA Thống Phong

153000 Tình trạng: hết hàng
Xương Khớp

Người bị đau nhức xương khớp do phong thấp, bị gout

Số lượng:
Gọi đặt mua:
0969771256 (Cả Thứ 7, Chủ Nhật)
Thông tin sản phẩm

THÔNG TIN PQA THỐNG PHONG

PQA Thống Phong là dược phẩm thảo dược hỗ trợ trừ phong thấp, mạnh gân cốt, giảm acid uric, giảm đau nhức xương khớp do phong thấp cho người bị đau nhức xương khớp do phong thấp, bị gout.

Thành Phần:

Cao Bạch chỉ:…………………….200mg

Cao Đào nhân……………………144mg

Cao Hoàng bá……………………540mg

Cao Khương hoạt:……………….90mg

Cao Thần khúc…………………. 270mg

Cao Nam tinh…………………….540mg

Cao Quế chi:……………………… 90mg

Cao Thương truật……………….540mg

Cao Uy linh tiên………………….150mg

Cao Dây gắm……………………..600mg

Cao Xuyên khung................................270mg

Cao Phòng kỷ......................................200mg

Cao Hồng hoa.....................................36mg

Phụ liệu vừa đủ 1 gói: 5g

Công Dụng:

Hỗ trợ trừ phong thấp, mạnh gân cốt, giảm acid uric. Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do phong thấp.

Đối Tượng Dùng:

Người bị đau nhức xương khớp do phong thấp, bị gout.

PQA Thống Phong

Cách Dùng

– Ngày uống 3 lần,

Trẻ em trên 12 tuổi   : Mỗi lần uống 1-2 gói

Người lớn                 : Mỗi lần uống 2-3 gói

Mỗi đợt dùng liên tục 3 tháng.

Nếu uống chưa đủ 3 tháng mà đã không còn đau nữa thì vẫn nên uống đủ 3 tháng để hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, không bị đau trở lại.

Nếu bị Gút nhiều năm nên dùng 2-3 đợt.

Pha cốm với nước sôi khuấy cho tan hoàn toàn, bổ sung nước mát, uống ngay.

Sản phẩm không có đường saccarose (đường kính) dùng an toàn cho người bị tiểu đường.

Lưu ý: Có lắng cao thảo dược khuấy đều uống hết.

Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Hạn sử dụng in trên bao bì.

Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng

Số đăng ký: 6744/2018/ĐPSK

Số XNQC: 00227/2019/ATTP-XNQC


BỆNH GOUT

Bệnh gout thường khiến người bệnh đau đớn ở các vùng khớp tay, chân, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày. Việc phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ giảm thiểu được những biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh gout là gì, có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia “Bệnh gout hay bệnh thống phong là một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh xuất hiện do lượng acid uric trong máu tăng cao không kiểm soát. Acid uric tăng khiến tinh thể muối urat bị tích tụ trong dịch khớp gây nên viêm khớp cấp và làm suy giảm chức năng thận và các cơ quan khác”.

Bệnh gout không chỉ gây ra những cơn đau khớp dữ dội, khớp ngón chân cái bị sưng đau,… nếu không được chữa trị kịp thời hoặc chữa trị không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh gout có thể gây ra cho người bệnh có thể kể đến như:

- Xuất hiện hạt tophi: Những bệnh nhân bị gout giai đoạn mãn tính thường gặp tình trạng này. Hạt tophi là những hạt trắng sần sùi ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp.

- Biến chứng lên thận: Khi lượng acid uric tăng quá cao khiến hình thành sỏi urat của thận – đây là loại sỏi không cản quang gây nên tình trạng viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng tiết niệu,…. Nhiều trường hợp bị gout nặng còn khiến bệnh nhân bị suy thận mãn tính nguy hiểm.

Biến chứng dạ dày: Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau khi bị gout thường xuyên sẽ gây áp lực lên dạ dày gây viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non.

Triệu chứng của bệnh gout

Bệnh gout thường gây đau nhức các khớp tay, chân nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp, viêm đa khớp,…. Tuy nhiên, việc nhận biết biểu hiện của bệnh gout rất quan trọng, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời.

Bệnh gout rất dễ phát hiện thông qua những biểu hiện đặc trưng

Bệnh gout được chia làm 2 thể: cấp tính và mãn tính tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh. Tùy vào từng thể trạng mà biểu hiện của bệnh gout sẽ có sự khác nhau:

– Thể cấp tính:

- Xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột tại các khớp khiến hạn chế vận động.

- Sưng tấy, nóng đỏ các khớp, chủ yếu là khớp tay, chân.

- Cơn đau xuất hiện mạnh và dồn dập vào ban đêm.

- Các đợt viêm, sưng khớp có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày.

- Vùng da khớp bị sưng viêm sau khi khỏi đau thường ngứa, và có hiện tượng bong tróc da.

– Thể mãn tính

 - Xuất hiện tình trạng viêm sưng, đau nhức ở nhiều khớp, kéo dài theo từng đợt.

- Vùng da quanh khớp trở nên bầm tím, bong tróc như bị nhiễm trùng.

- Biến dạng khớp

Nguyên nhân gây bệnh gout

Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới bệnh gout, như thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên rượu bia, dùng chất kích thích,…. Theo bác sĩ Vân Anh, nguyên nhân gây bệnh gout có thể được chia làm 2 nhóm, bao gồm các nguyên nhân nguyên phát từ bên trong của người bệnh, nguyên nhân thứ phát do những thói quen, tác động bên ngoài.

– Nguyên nhân nguyên phát

 + Di truyền: Những người có gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) có tiền sử bị gout sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

 + Bẩm sinh: Nhiều trường hợp bị thiếu men HGPT bẩm sinh sẽ khiến lượng acid uric trong cơ thể không ổn định sẵn.

– Nguyên nhân thứ phát

 + Thói quen ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, giàu chất đạm làm tăng hàm lượng acid uric trong máu. Bên cạnh đó thói quen ăn nhậu, sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến bệnh gout khởi phát.

 + Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Những người sử dụng các loại thuốc lợi tiểu, aspirin trong thời gian dài sẽ làm giảm chức năng của thận, giảm khả năng đào thải acid uric trong máu dẫn đến bệnh gout.

 + Bệnh lý chuyển hóa: Những người mắc các bệnh lý như viêm cầu thận mãn tính, suy thận, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,… rất dễ bị tăng nồng độ acid uric trong máu.

 + Béo phì: Theo một số nghiên cứu, người béo phì có khả năng mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Phương pháp điều trị bệnh gout phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh gout từ các loại thuốc Tây y hay Đông y. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà mỗi bệnh nhân lại lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn chính xác.

Điều trị bệnh gout bằng Tây y

Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, giảm acid uric là những loại thuốc Tây y thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh gout. Điều trị bằng thuốc tân dược mang đến hiệu quả tức thì, giảm nhanh cơn đau, nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, việc tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không theo sự chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo chuyên gia, “Bệnh nhân dùng các loại thuốc đặc trị gout nên có sự tham vấn của bác sĩ chủ trị, không nên tự ý sử dụng. Vì nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng loại thuốc có thể gặp các biến chứng như: đau đầu, chóng mặt, viêm loét dạ dày,…

Thuốc tân dược điều trị gout tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Một số loại thuốc Tây điều trị gout có thể kể đến như:

- Thuốc giảm nồng độ acid uric, bao gồm: Allopurinol – thuốc giảm sản xuất acid uric, probenecid – thuốc tăng bài tiết qua thận,…

- Các loại thuốc giảm đau và chống viêm: Colchicin, Corticosteroid,… dùng trong giai đoạn gout cấp tính.

- Thuốc làm kiềm hóa máu và nước tiểu, tăng khả năng đào thải acid uric: dung dịch natribicacbonat, Foncitril,….

Chữa bệnh gout bằng Đông y

Trong Y học cổ truyền, bệnh gút là bệnh thống phong, thuộc chứng tí trong Đông Y. Nguyên nhân bên ngoài là do khí phong, thử, thấp, hàn xâm phạm vào cơ thể làm huyết ứ, khí trệ, kinh mạch không thông, tân dịch ứ trệ thành đàm, đàm kết tụ thành cục quanh các khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân, đầu gối.

Điều trị bệnh gút bằng Y học cổ truyền chủ yếu là khu phong tán hàn trừ thấp. Công dụng chung của các bài thuốc là chống viêm, sưng, đau các khớp. Đồng thời, bồi bổ khí huyết, sản sinh ra các hợp chất bôi trơn khớp xương nhằm giúp cơ thể vận động một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

Bài thuốc Thống Phong Hàn có công dụng khu phong tán hàn trừ thấp giúp chống viêm, sưng, đau các khớp. Đồng thời, bồi bổ khí huyết, sản sinh ra các hợp chất bôi trơn khớp xương nhằm giúp cơ thể vận động một cách dễ dàng và linh hoạt hơn. Trong đó

- Bạch chỉ: Phát biểu khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết, thư gân giảm đau, tốt cho người bị đau nhức xương khớp

- Xuyên khung: Hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau, phong thấp nhức mỏi

- Uy linh tiên: Trừ phong thấp, thông kinh lạc, chỉ tý thống

- Phòng kỷ: Khử phong, hành thủy, tả hạ, tiêu huyết phận thấp nhiệt

- Thương truật: Táo thấp kiện tỳ, phát hãn, trừ phong thấp

- Hoàng bá: Thanh nhiệt, táo thấp, giải độc

- Thần khúc: Tiêu thực hòa vị

- Đào nhân: Khu huyết ứ, sát trùng, tiêu sưng

- Hồng hoa: Thông kinh ứ huyết, sinh huyết, hoạt huyết

- Nam tinh: Giáng khí, tiêu đờm thấp

- Quế chi: Bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích

- Khương hoạt: Trừ phong thấp

Sản phẩm PQA Thống Phong được sản xuất ứng dụng từ bài Thống Phong HànSản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng bồi bổ trừ phong thấp, mạnh gân cốt, giảm acid uric, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do phong hàn. Dùng rất tốt cho những người bị đau nhức xương khớp do phong thấp, bị gout.

KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ CAO

Kết hợp với Hoạt huyết dưỡng não => Hành khí, hoạt huyết, giảm đau

Kết hợp với Mệnh môn thủy => Bổ thận, mạnh gân cốt, tăng cường sức khỏe

Bộ sản phẩm hoàn hảo dành cho người bị Gout

Bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì?

Khi bị bệnh gout, người bệnh cần chú ý hết sức chế độ ăn uống để tránh việc bệnh tăng nặng hơn.

Những thực phẩm người bệnh gout nên ăn:

  • Các loại trái cây, rau quả: Giúp giảm tình trạng sưng viêm khớp, giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
  • Các loại hạt đậu, ngũ cốc: Có tác dụng cân bằng nồng độ acid uric, hạn chế acid uric tăng cao không kiểm soát gây sưng viêm ở khớp ngón tay, chân.
  • Các sản phẩm từ sữa: Chứa lượng canxi cao, rất tốt cho người bệnh gout.

Những thực phẩm nên kiêng khi bị gout:

  • Nội tạng động vật: Là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao đột ngột, khiến tình trạng sưng viêm khớp trở nên nguy kịch hơn.
  • Các loại thịt giàu đạm như: thịt bò, thịt gà, thịt bê là tác nhân dẫn tới tăng nồng độ acid uric và gây sưng viêm khớp nghiêm trọng.
  • Hải sản như tôm, sò, cua, hàu kích thích nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao.
  • Các loại thực phẩm giàu fructose như mật ong, đồ uống có đường

GIỚI THIỆU VỀ DƯỢC PHẨM PQA

Dược phẩm PQA - Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP

Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ

Xưởng sản xuất đạt chuẩn GMP của PQANhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA

Khu kiểm nghiệm GLP của công ty PQA

Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA


TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA

Truyền thông nói về pqa


Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho Dược Phẩm PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA

Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định

Hotline: 18006845

Tư vấn miễn phí 0969771256
Video nổi bật
Xem tất cả
Sản phẩm cùng loại