Hotline: 0969771256

PQA Thanh Phế Trà

84000 Tình trạng: hết hàng
Hô Hấp

Giúp thanh phế, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài

Số lượng:
Gọi đặt mua:
0969771256 (Cả Thứ 7, Chủ Nhật)
Thông tin sản phẩm

THÔNG TIN PQA THANH PHẾ TRÀ

Trà PQA Thanh Phế là dược phẩm dùng cho người lớn và trẻ em giúp thanh phế, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài

Thành phần Trà PQA Thanh Phế

Trong 5g chứa 0,5g cao đặc tương đương với thảo mộc khô:

– La hán quả: 2,78g

– Cát cánh: 1,48g

– Cam thảo: 0,74g

Công dụng & Đối tượng dùng PQA Thanh Phế Trà

PQA Thanh Phế Trà giúp thanh phế, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài.

PQA Thanh Phế Trà dùng cho trẻ em và người lớn bị ho do thay đổi thời tiết, ho khan, ho do viêm họng, đau rát họng, khản tiếng do ho nhiều.

Trà PQA Thanh Phế

Cách sử dụng PQA Thanh Phế Trà

Ngày uống 3 lần

– Trẻ em <2 tuổi: Tham khảo ý kiến thầy thuốc.

– Trẻ em từ 2-5 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 gói

– Trẻ em từ 6-12 tuổi: Mỗi lần uống 1 gói

– Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1-2 gói

– Người lớn: Mỗi lần uống 2-3 gói

Mỗi đợt dùng 3 tháng, nên dùng 2 – 3 đợt.

Sản phẩm PQA Thanh Phế Trà không có saccarose (đường kính) có thể dùng cho người bị tiểu đường.

Lưu ý: Có lắng cao, nên khuấy đều uống hết.

Cảnh báo về sức khỏe:

– Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này.

– Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng sản phẩm.

– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. NSX và HSD ghi ở trên nhãn sản phẩm.

Số đăng ký: 12783/2019/ĐKSP

Số XNQC: 1156/2020/XNQC-ATTP


ĐAU RÁT HỌNG, KHÀN TIẾNG

Khàn tiếng (khàn giọng) là tình trạng thay đổi giọng nói, âm thanh không còn trong trẻo và bạn thường phải cố gắng để phát ra âm thanh. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng vài ngày, nhưng nếu kéo dài trên hai tuần không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám để phòng ngừa các nguy cơ tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.

Ai có nguy cơ bị khàn tiếng (khàn giọng)?

Tình trạng khàn tiếng rất phổ biến, ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới bị khàn tiếng ít nhất một lần trong đời.

Khàn tiếng có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục hoặc âm lượng lớn như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên… thì nguy cơ bị khàn giọng sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh cảm cúm, viêm họng, ho cũng thường kèm theo tình trạng viêm thanh quản cũng gây khàn tiếng. Ngoài ra, khàn giọng cũng có thể là một tình trạng rối loạn chức năng mà không liên quan đến tổn thương thực thể dây thanh.

Nguyên nhân gây khàn tiếng

Một trong các nguyên nhân gây khàn giọng phổ biến nhất được biết đến bao gồm:

- Nói quá nhiều và quá to: Nếu nói quá lâu, cổ vũ quá to, hát quá nhiều hoặc nói với âm vực cao hơn hơn bình thường, bạn có thể bị khàn giọng.

- Tuổi tác: Khi về già, dây thanh quản thoái hoá cấu trúc trở nên giảm đàn hồi, giảm rung động dây thanh, khiến giọng nói của bạn trở nên khàn hơn.

- Uống chất cồn: Việc uống rượu bia quá nhiều cũng có thể gây khàn tiếng.

- Cảm lạnh, viêm họng, ho, nhiễm trùng xoang: Khi bạn bị cảm cúm, ho, viêm họng hoặc nhiễm trùng xoang, tình trạng khàn tiếng sẽ xảy ra nhưng có thể biến mất sau khi bạn khỏi bệnh.

- Viêm thanh quản: Tình trạng dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến hai dây thanh quản bị sung huyết, phù nề và gây ra khàn tiếng.

- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi axit trong dạ dày đi lên cổ họng nhiều quá mức sẽ gây ra tình trạng trào ngược họng thanh quản (LPR). Chứng trào ngược thanh quản sẽ làm tổn thương vùng thanh quản và khiến giọng nói của bạn bị khàn.

- Các u nang và polyp: Nếu có các polyp và u nang lành tính trên các dây thanh quản, chúng sẽ làm giọng của bạn trở nên khàn hơn.

- Liệt dây thanh: Tình trạng liệt dây thanh có thể dẫn đến khàn giọng. Nguyên nhân, liệt dây thanh có thể do chấn thương, ung thư tuyến giáp và vùng trung thất, nhiễm trùng, đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Parkinson.

- Ung thư thanh quản: Khàn giọng kéo dài hơn 3 tuần điều trị thuốc không giảm, có thể là một trong các triệu chứng của ung thư thanh quản.

- Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát (RRP/laryngeal papillomatosis): Căn bệnh này gây ra các khối u không phải ung thư trên đường dẫn khí gây ra tình trạng khàn tiếng, khối u lành tính nhưng dễ tái phát.

- Chứng khó thở, rối loạn giọng do căng cơ: Căng cơ quá mức trong và xung quanh thanh quản sẽ ngăn cản dây thanh hoạt động khép mở hiệu quả.

Bệnh khan tiếng được chia làm 2 loại

Thực tế, bệnh nhân mắc bệnh khan tiếng sẽ được chia thành 2 loại đó là bệnh khan tiếng cấp tính và khan tiếng mãn tính.

- Khan tiếng cấp tính: Đây là căn bệnh xuất phát từ một số nguyên nhân như viêm thanh quản cấp, nhiễm siêu vi hoặc vi trùng, dị ứng – phù nề dây thanh, hóa chất, lạm dụng dây thanh quá mức,…

- Khan tiếng mãn tính: Căn bệnh này thường do các nguyên nhân gây ra như trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh lý thần kinh, tiếp xúc hóa chất, khói thuốc lá,… Bên cạnh đó, những người làm một số nghề như buôn bán, giáo viên, MC, ca sĩ,… cũng mắc phải căn bệnh này.

Khản tiếng uống thuốc gì? 

Điều trị bệnh khản tiếng dứt điểm, tận gốc giúp bạn lấy lại cuộc sống cân bằng. Đồng thời hạn chế các biến chứng bệnh ở đường hô hấp. Với mỗi đối tượng, bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị bệnh riêng biệt. 

Thuốc Tây y chữa bệnh 

Sử dụng các loại thuốc Tây y giúp tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chữa khàn tiếng khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc chữa bệnh thường gặp nhất:

- Thuốc kháng sinh: Nếu bị khản tiếng do nhiễm trùng thanh quản, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh chữa bệnh như Gentamicin, Amikacin, Cephalothin… 

- Thuốc corticoid: Thuốc corticoid được dùng ở dạng xịt trực tiếp vào niêm mạc cổ họng. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát, khó chịu ở cổ họng và khàn tiếng. Tuy nhiên, corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ khi điều trị. Vì thế, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối sinh lý súc miệng mỗi ngày sẽ làm dịu niêm mạc cổ họng, giảm đau rát. Từ đó các triệu chứng viêm họng, khan tiếng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

- Các loại thuốc khác: Phụ thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc trị bệnh ho, thuốc thông mũi, thuốc long đờm…

Hầu hết các trường hợp khàn tiếng sau một thời gian điều trị sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên với bệnh khàn tiếng mạn tính thời gian sử dụng thuốc lâu ngày sẽ có những phản ứng không mong muốn

Đông y chữa bệnh khàn tiếng

Dùng thuốc Đông y chữa bệnh khàn tiếng được đánh giá là một phương pháp an toàn, hiệu quả. Các bài thuốc Đông y không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn bồi bổ sức khỏe tổng thể. Trong số đó phải kể đến Bài thuốc đã được ứng dụng để chữa đau rát họng, khản tiếng gồm các dược liệu: 

- La hán quả: có công dụng Nhuận phế, lợi hầu, giải khát, trấn khái (chống ho), khử đàm. Làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào cơ thể.

- Cát cánh: Thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Tốt cho người hen suyễn, tức ngực, khó thở, có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng.

- Cam thảo: Giải độc tố mạnh

Ứng dụng những tinh túy của Bài thuốc quý PQA Thanh phế trà được Công ty cổ phần Dược phẩm PQA sản xuất  giúp thanh phế, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài. PQA Thanh Phế Trà dùng rất tốt cho người bị ho do thay đổi thời tiết, ho khan, ho do viêm họng, đau rát họng, khản tiếng do ho nhiều.


 KẾT HỢP ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Kết hợp với Hoàng kỳ giúp Bổ tỳ, Bổ khí sạch đờm, hết ho, hết rát họng

Kết hợp với Bát tiên trường thọ giúp tăng cường sức khỏe sạch đờm, hết ho, hết rát họng

Bộ sản phẩm hoàn hảo hỗ trợ điều trị khản tiếng lâu năm

Liệu trình sử dụng

- Từ 10 - 30 ngày: Ở giai đoạn này, có tác dụng tiêu viêm, giảm triệu chứng ho, rát cổ họng, có đờm, thanh nhiệt cơ thể. Nguyên tắc điều trị bệnh là sơ phong thanh nhiệt, trừ đàm hóa thấp, lợi yết…

- Từ 30 - 60 ngày: Trong giai đoạn này bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc, cải thiện miễn dịch. Nguyên tắc  là khu tà, bổ chính, cân bằng âm dương và làm lành niêm mạc họng.

- Từ 60- 90 ngày: Giai đoạn này có tác dụng nâng cao sức khỏe tổng thể. Đồng thời tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, ngừa bệnh tái phát. Nguyên tắc đó là bổ là chính.

Cách phòng ngừa bị khàn tiếng

 

  • Giữ ấm cổ họng để tránh bị cảm cúm, viêm họng.
  • Tránh uống rượu/ bia vì nồng độ cồn cao có thể làm tổn thương họng gây khàn tiếng.
  • Tránh hút thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ ung thư thanh quản gây ra khàn tiếng.
  • Không nói to, hò hét quá mức làm tổn thương các dây thanh.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng.

GIỚI THIỆU CÔNG TY DƯỢC PHẨM PQA

Dược phẩm PQA - Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP

Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ

Xưởng sản xuất đạt chuẩn GMP của PQANhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA

Khu kiểm nghiệm GLP của công ty PQA

Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA


TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA

Truyền thông nói về pqa


Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA

Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định

Hotline: 18006845

Tư vấn miễn phí 0969771256
Video nổi bật
Xem tất cả
Sản phẩm cùng loại