Hotline: 0969771256

PQA Thanh Đường

147000 Tình trạng: hết hàng
Thanh nhiệt- Giải độc

Hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường

Số lượng:
Gọi đặt mua:
0969771256 (Cả Thứ 7, Chủ Nhật)
Thông tin sản phẩm

THÔNG TIN PQA THANH ĐƯỜNG

PQA Thanh Đường là dược phẩm thảo dược hỗ trợ giảm đường huyết giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường cho người bị tiểu đường, người có đường huyết cao.

Thành phần:

Trong 1 gói 5g PQA Thanh Đường chứa 0,5g cao đặc hỗn hợp thảo mộc thô tương đương:

Thục địa: 1,5g

Hoài sơn: 0,8g

Sơn thù: 0,8g

Thổ phục linh: 0,5g

Trạch tả: 0,5g

Đan bì: 0,5g

Day thìa canh: 0,4g

Công dụng

Hỗ trợ giảm đường huyết

Giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đối tượng sử dụng

Người bị tiểu đường, người có đường huyết cao.

PQA Thanh Đường

Cách dùng

Ngày uống 3 lần

Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 2 gói.

Người lớn: Mỗi lần uống 3 gói.

Mỗi đợt dùng 3 tháng. Nên dùng 2 – 3 đợt. Sau đó mỗi ngày nên uống 3 gói để ổn định đường huyết.

Sản phẩm này không có Saccarose (đường kính).

Có lắng cao thảo dược, hãy pha với nước sôi khuấy đều uống hết khi còn ấm.

Sản phẩm này không có Saccarose (đường kính).

Lưu ý:

Không dùng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

- Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên có thể có thay đổi về màu sắc, đậm đặc và hương vị theo mùa dược liệu nhưng chất lượng luôn luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn GLP WHO - Thực hành tốt kiểm nghiệm của tổ chức y tế thế giới.

Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Hạn sử dụng:

36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn chính thức của sản phẩm.

Số đăng ký: 2952/2019/ĐKSP

Số XNQC: 2134/2020/XNQC-ATTP

PQA Thanh đường


TIỂU ĐƯỜNG

Trong hiệp hội kiểm soát bệnh  tiểu đường hưởng ứng ngày  “Sức khỏe thế giới”  tại Hà Nội đã thống kê chỉ sau 10 năm, số người mắc tiểu đường ở nước ta tăng 200% và tiểu đường đứng thứ 4 nguyên nhân gây tử vong. Với mức độ tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường gia tăng chóng mặt,mỗi người dân chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh tiểu đường, để có thái độ đúng đắn trước căn bệnh ác tính này.

Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (Tiếng Anh: Diabetes) hay còn được gọi là đái tháo đường. Đây là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại và có xu hướng gia tăng hàng năm. Theo các nhà nghiên cứu, dự tính đến năm 2030, thế giới sẽ có khoảng 500 triệu người bị mắc chứng tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh cơ thể bị suy giảm khả năng sản xuất hoặc sử hormone Insullin Đây là một loại hormone do các tế bào ở tuyến tụy sản xuất ra. Chúng có nhiệm vụ chuyển hóa tinh bột thành đường Glucose và dự trữ trong gan, mô mỡ.

Khi bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không tiết ra hormone insulin để tham gia vào hoạt động chuyển hóa đường và dự trữ đường. Do đó, lượng đường sẽ di chuyển vào máu và tăng cao vượt mức.

 

Ở người bình thường, lượng đường trong máu thường nằm trong ngưỡng từ 90 – 130mg/dl máu. Nếu bạn có lượng đường luôn vượt quá ngưỡng này, chứng tỏ lượng đường trong máu của bạn quá cao. Thử máu để kiểm tra chỉ số đường huyết là cách chẩn đoán tiểu đường.

Người ta chia chứng tiểu đường ra thành 3 loại:

- Bệnh tiểu đường tuýp 1: Hệ miễn dịch của cơ thể gặp rối loạn, nên đã tấn công các tế bào tuyến tụy. Từ đó, tuyến sản xuất insulin bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng sản xuất. Lượng đường trong máu sẽ tăng cao.;

- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Cơ chế hình thành bệnh là do cơ thể đã không sử dụng insulin đúng cách. Ban đầu, các tế bào của cơ thể kháng lại insulin. Tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin so với các tế bào đề kháng. Từ đó, cơ thể bị thiếu hụt insulin và hình thành chứng tiểu đường;

- Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai: Chứng bệnh này chỉ xảy ra ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Sau khi sinh con, phụ nữ mắc chứng bệnh này sẽ tự động khỏi.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân căn bản nhất của bệnh tiểu đường là do hormone insulin bị thiếu hụt, ngưng sản xuất hoặc do cơ thể không thể sử dụng được. Nhưng điều gì đã dẫn đến tình trạng insulin bị suy giảm trong cơ thể? Chúng ta có thể tạm gọi vấn về này là nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh tiểu đường.

Về nguyên nhân sâu xa gây ra chứng tiểu đường, chúng ta cần xem xét từng trường hợp cụ thể:

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1

Chứng tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ trong độ tuổi vị thành niên. Nguyên nhân gây ra bệnh là:

- Di truyền từ thế hệ trước;

- Thiếu hụt vitamin D;

- Tiếp xúc với nguồn virus gây bệnh rối loạn hệ miễn dịch.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2 là:

- Béo phì;

- Di truyền;

- Chế độ ăn uống thừa đường, chất béo;

- Rối loạn hấp thụ glucose;

- Huyết áp cao;

- Môi trường văn hóa: món ăn, thói quen sinh hoạt,…

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type 2 là do béo phì, thừa cân, di truyền,…

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đường trong thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai, nhau thai của người mẹ thường tiết ra một số chất có khả năng kháng lại hormone insulin. Do đó, nhiều phụ nữ mang thai bị mắc chứng tiểu đường.

Một nhóm phụ nữ khác khi mang thai không bị mắc phải chứng tiểu đường là do tuyến tụy đã sản xuất ra lượng insulin cao, giúp kháng lại được các tế bào kháng insulin. Do đó, họ đã không mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Người bệnh đái tháo đường thường có các triệu chứng sau:

- Sụt cân;

- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể;

- Khát nước;

- Khô miệng;

- Đi tiểu nhiều lần;

- Ngứa da, ngứa ở bẹn, âm đạo;

- Mờ mắt;

- Buồn nôn;

- Xuất hiện nhiều kiến bò đến vùng nước tiểu.

Biến chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Tổn thương các dây thần kinh: Ngứa ngoài da, tê bì, tê rát, đau nhức cơ;

- Gây ra một số bệnh tim mạch như: Đau tim, đau thắt ngực, hẹp động mạch, đột quỵ;

- Tổn thương ở vùng cẳng chân;

- Tổn thương mắt, gây ra một số bệnh về mắt như: Thị lực giảm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,… thậm chí mù lòa;

- Tổn thương thận, gây ra chứng suy thận;

- Gây suy giảm thính lực;

- Gây bệnh Alzheimer, nhất là đối với người bệnh tiểu đường type 2.

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần được điều trị và điều trị kịp thời để ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh, ngăn chặn các biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, căn bệnh đái tháo đường này không thể điều trị dứt điểm, người bệnh chỉ có thể điều trị kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay.

Điều trị nội khoa

Bản chất của chứng tiểu đường là cơ thể không sản xuất đầy đủ lượng insulin, nên không thể chuyển hóa đường Glucose vào các tế bào, gan, mô mỡ để dự trữ. Đường Glucose di chuyển vào máu vào phát sinh bệnh. Do đó, người bệnh tiểu đường cần dùng một số loại thuốc giúp bổ sung insulin vào cơ thể và thuốc hạ đường huyết.

Khi dùng insulin, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của người bệnh, sau đó chỉ định nguời bệnh dùng thuốc uống hoặc thuốc tim. Người bệnh cũng có thể dùng thêm một số loại thuốc khác để điều trị biến chứng về tim mạch, thận, nhiễm trùng da,…

 

Khi dùng insulin điều trị tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bằng y học cổ truyền

Trong Đông y không có bệnh danh “đái tháo đường” nhưng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”. Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như di truyền, ăn uống bất hợp lý, yếu tố tâm thần kinh, trường, nhiễm trùng, dùng thuốc bất hợp lý hoặc tửu sắc và lao lực quá độ. Các nguyên nhân này làm rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là ba tạng tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều đồ ăn thức uống béo bổ và khó tiêu khiến cho tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng vận chuyển và tiêu hóa thức ăn gây nên tích trệ, lâu ngày hóa nhiệt làm tổn hao âm dịch mà phát sinh thành bệnh. Căng thẳng thần kinh kéo dài làm cho tạng can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết mà hóa hỏa, hỏa phía trên gây tổn thương âm dịch của phế và vị, phía dưới gây tổn thương âm dịch của thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát – hay còn gọi là bệnh tiểu đường

Dây thìa canh với hoạt chất sinh học chủ yếu là Acid Gymnemic có tác dụng kích thích tăng bài tiết Insulin, ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường ở gan, đồng thời làm tăng khả năng sử dụng Glucose ở mô, nhờ đó giảm lượng đường vào máu, kiểm soát đường huyết ở mức an toàn chứ không làm tụt đường huyết khi đường huyết đã ở mức an toàn. Dây thìa canh không chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà còn được chứng minh có khả năng ổn định và duy trì đường huyết ở mức an toàn trong thời gian dài. Chỉ 3-6 tháng sử dụng, chỉ số HbA-1c giảm rõ rệt và chỉ số đường huyết được duy trì ở mức an toàn.

Từ những tác dụng tuyệt với của Dây thìa canh phối hợp với Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn, Công ty Cổ phần Dược phẩm PQA đã sản xuất nên sản phẩm Thanh Đường có công dụng Hỗ trợ giảm đường huyết; Giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Dùng rất tốt cho người bị tiểu đường, người có đường huyết cao.

KẾT HỢP ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Kết hợp với Kim Ngân phong => Thanh nhiệt, giải độc

Kết hợp với Mệnh môn thủy => Tư âm dưỡng huyết

Bộ sản phẩm hoàn hảo dành cho người tiểu đường

Điều trị tại nhà

Chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà cũng là một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Cách này không chỉ giúp bệnh thuyên giảm mà còn giúp hỗ trợ điều trị ở những bệnh nhân dùng thuốc.

Người bệnh tiểu đường có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau:

  • Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin như rau xanh, trái cây tươi,…;
  • Nên ăn các thực phẩm giàu omega-3 như hạt chia, cá hồi, quả óc chó, cá ngừ,…;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Tăng cường vận động, rèn luyện sức khỏe bằng những hoạt động như tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, tập yoga,…;
  • Tránh dùng rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…;
  • Ăn các thức ăn chứa tinh bột với liều lượng vừa phải. Tránh ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như: thức ăn chiên xào, các món nướng, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp,…;
  • Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Có thời gian thư giãn hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Người bệnh tiểu đường có thể điều trị tại nhà bằng cách: tập luyện thể dục thường xuyên, ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ăn vừa đủ lượng tinh bột,...
Người bệnh tiểu đường có thể điều trị tại nhà bằng cách: tập luyện thể dục thường xuyên, ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ăn vừa đủ lượng tinh bột,…

Phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường là chứng bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao ý thức và hành động trong việc phòng ngừa bệnh.

Bạn có thể phòng bệnh tiểu đường bằng các cách sau:

 

  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu;
  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm;
  • Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ các chất, giúp cơ thể khỏe mạnh;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì;
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên;
  • Ăn tinh bột với lượng vừa đủ cơ thể cần;
  • Hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá, cà phê, các loại thức uống chứa nhiều đường;
  • Phân bố thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui tươi, lạc quan.

GIỚI THIỆU CÔNG TY DƯỢC PHẨM PQA

Dược phẩm PQA - Được sản xuất trên quy trình đạt chuẩn GMP

Đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ

Xưởng sản xuất đạt chuẩn GMP của PQANhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP của PQA

Khu kiểm nghiệm GLP của công ty PQA

Khu kiểm nghiệm đat chuẩn GLP của PQA


TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ PQA

Truyền thông nói về pqa


Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất hãy liên hệ ngay cho Công Ty Dược Phẩm PQA để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dược phẩm phù hợp và đúng cách nhất.

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PQA

Đ/c: Thửa 99, QL10, xã Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định

Hotline: 18006845

Tư vấn miễn phí 0969771256
Video nổi bật
Xem tất cả
Sản phẩm cùng loại